Thông qua việc trình bày những vấn đề lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi như ở trên, trong phần này, tác giả trình bày khung lý thuyết phân tích chính sách đối với người cao tuổi một cách chi tiết và cụ thể. Khung
lý thuyết phân tích chính sách đối với người cao tuổi sẽ được sử dụng để đánh giá, phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay. Khung phân tích thực trạng chính sách hướng đến trả lời hai câu hỏi quan trọng: Chính sách đối với người cao tuổi đã phù hợp với người cao tuổi chưa? Chính sách đối với người cao tuổi đã đầy đủ chưa? Theo đó phân tích chính sách đối với người cao tuổi tập trung vào mười một vấn đề chính:
Câu hỏi thứ nhất là chính sách đối với người cao tuổi đã phù hợp, đáp ứng được mong đợi của người cao tuổi chưa? Để trả lời câu hỏi này, đồng
thời là cách đo lường sự phù hợp giữa quá trình tồn tại, vận hành, phát huy hiệu quả của thực tiễn chính sách đối với người cao tuổi trên thực tế và sự mong mỏi, kỳ vọng của bản thân người cao tuổi, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng này thông qua 03 tiêu chí với các nội dung như cụ thể sau:
Thứ nhất, mức độ đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội đối với nhu cầu của người cao
tuổi. Nói cách khác, tiêu chí này nhằm đo lường sự hài lòng của người cao tuổi đối với hệ thống chính sách trợ cấp xã hội, nhất là đối với chính sách trợ cấp dành cho đối tượng là người cao tuổi - nhóm yếu thế của xã hội.
Thứ hai, mức độ đáp ứng của chính sách chăm sóc sức khoẻ dành cho người cao tuổi
thông qua việc nhận thức và đánh giá một số phương diện từ người cao tuổi tham gia khảo sát.
Thứ ba, khả năng đáp ứng đời sống vật chất, tinh thần của chính sách đối với người
cao tuổi dành cho đối tượng này. Nói cách khác, đây là sự đo lường về mức độ hài lòng của người cao tuổi đối với hệ thống chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với lực lượng này trong xã hội hiện nay.
Câu hỏi thứ hai là chính sách đối với người cao tuổi đã đầy đủ và phù hợp chưa? Với nội dung này, có tám (08) tiêu chí quan trọng như sau:
Thứ nhất, an toàn về tài chính và thu nhập của người cao tuổi. Điểm then chốt trong
vấn đề này là khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính phù hợp để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người cao tuổi. Với một số nội dung như: (1) sự hỗ trợ của nhà nước trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính cho người cao tuổi; (2) hỗ trợ thoả đáng cho những người cao tuổi khi họ quyết định vẫn tiếp tục tham gia thị trường lao động ngay khi họ đã hết độ tuổi lao động; (3) đảm bảo nguồn quỹ, tài chính ngân sách của Nhà nước một cách phù hợp để giúp đỡ những người cao tuổi khó khăn để giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.
Thứ hai, vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở những trung tâm chăm sóc người cao
tuổi. Vấn đề này hướng đến những nội dung then chốt như đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ở những nơi phù hợp. Tăng mức cung và sự đang dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng. Giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nơi ở dài hạn cho người cao tuổi, làm cho người cao tuổi có thể thụ hưởng được sự an toàn và dịch vụ có chất lượng.
Thứ ba, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Nội dung chính sách này bao gồm
vấn đề hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Đồng thời, hỗ trợ để người cao tuổi định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ. Một vấn đề khác cũng được đề cập ở nội dung thứ tư này là việc phát triển cung lao động cho phù hợp với nhu cầu của thị trường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong xã hội.
Thứ tư, vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi. Trước hết cần hỗ
trợ những người cao tuổi sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn. Bên cạnh đó cần phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và
giá cả hợp lý để người cao tuổi có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
Thứ năm, an toàn cho người cao tuổi. Nội dung này hướng đến việc duy trì khả năng
độc lập của người cao tuổi trong việc ra những quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và giúp người cao tuổi tránh được sự ngược đãi. Vấn đề này bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó. Tiếp theo là tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược đãi. Mặt khác, cần thiết phải cải thiện kỹ năng lập kế hoạch về tài chính và những quyết định cá nhân. Đồng thời, hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính. Cuối cùng là hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều thay đổi.
Thứ sáu, tham gia sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi. Nội dung này nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào cộng đồng mà họ đang sống nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của họ. Về vấn đề này, trước hết là phải hướng đến việc xây dựng một cộng đồng thân thiện với người cao tuổi. Hỗ trợ người cao tuổi đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của người cao tuổi. Nhà nước tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống.
Thứ bảy, tiếp cận được với các dịch vụ và chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Nội dung này tập trung vào việc làm cho các chương trình, chính sách,
dàng tiếp cận những chương trình, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. Trước hết cần làm cho các chương trình, dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước phù hợp hơn với các cơ hội tiếp cận của người cao tuổi khi họ cần. Đồng thời tìm cách làm cho các chương trình, dịch vụ từ ngân sách nhà nước và những mong đợi của người cao tuổi.
Thứ tám, tính thống nhất trong chính sách người cao tuổi giữa các cơ quan nhà nước. Tám vấn đề chính sách trên hướng đến nội dung của chính sách - nội dung của
chính sách đối với người cao tuổi phải đảm bảo được tám vấn đề cốt lõi như vậy. Ngoài cách tiếp cận về nội dung của chính sách, như đã đề cập ở mục 3.3.3.khi bàn về đánh giá chính sách người cao tuổi, có đề cập đến tiêu chí hiệu quả và khả thi. Trong hai tiêu chí lớn này, còn có nhiều tiêu chí nhỏ như sự công bằng, sự ủng hộ về chính trị, và tính thống nhất của các chính sách. Thực tiễn cho thấy, chính sách đối với người cao tuổi được thể hiện một cách rộng rãi ở các văn bản quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực, chính vì vậy mà tính thống nhất và phù hợp lẫn nhau giữa các bộ phận đó cần phải được nhấn mạnh.
Có thể tóm tắt các tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi trong luận án này thành Bảng 2.1. dưới đây:
Bảng 2.1. Tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi Số tiêu
chí
Tiêu chí
phân tích thực trạng Nội dung
Câu hỏi thứ nhất: Chính sách đối với người cao tuổi có phù hợp với
mong đợi của người cao tuổi hay không?
1 Thực trạng đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội 2 Thực trạng đáp ứng của
Số tiêu chí
Tiêu chí
phân tích thực trạng Nội dung
khoẻ dành cho người cao tuổi
3
Thực trạng đáp ứng chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi
Câu hỏi thứ hai: Chính sách đối với người cao tuổi đã đầy đủ chưa?
(1) Sự hỗ trợ của nhà nước trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính cho người cao tuổi;
1
An toàn về tài chính và thu nhập
(2) Hỗ trợ thoả đáng cho những người cao tuổi khi họ quyết định vẫn tiếp tục tham gia thị trường lao động ngay khi họ đã hết độ tuổi lao động;
(3) Đảm bảo nguồn quỹ, tài chính ngân sách của nhà nước một cách phù hợp để giúp đỡ những người cao tuổi khó khăn để giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.
(1) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ở những nơi phù hợp.
2
Vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở những trung tâm chăm sóc người cao tuổi
(2) Tăng mức cung và sự đang dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng.
(3) Giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho người cao tuổi, làm cho người cao tuổi có thể thụ hưởng được sự an toàn và dịch vụ có chất lượng.
Số tiêu chí
Tiêu chí
phân tích thực trạng Nội dung
3 Chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi
(1). Hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi. (2). Hỗ trợ để người cao tuổi định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ.
(3) Phát triển một cung lao động cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong xã hội.
4 Vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi
(1). Hỗ trợ những người cao tuổi sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn.
(2). Phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để người cao tuổi có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
5 An toàn cho người cao tuổi
(1). Duy trì khả năng độc lập của người cao tuổi trong việc ra những quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và giúp người cao tuổi tránh được sự ngược đãi.
(2) Nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó.
(3) Tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược
Số tiêu chí
Tiêu chí
phân tích thực trạng Nội dung
đãi.
(4) Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch về tài chính và những quyết định cá nhân.
(5) Hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính.
(6) Hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều thay đổi.
6
Tham gia sinh hoạt cộng đồng
(1) Xây dựng một cộng đồng thân thiện với người cao tuổi.
(2) Hỗ trợ người cao tuổi đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của người cao tuổi.
(3) Chính phủ, nhà nước tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống.
7
Tiếp cận được với các dịch vụ và chương trình hỗ trợ của chính phủ, nhà nước
(4) Cần làm cho các chương trình, dịch vụ hỗ trợ của nhà nước phù hợp hơn với các cơ hội tiếp cận của người cao tuổi khi họ cần.
(5) Tìm cách làm cho các chương trình, dịch vụ từ ngân sách nhà nước và những mong đợi của người
Số tiêu chí
Tiêu chí
phân tích thực trạng Nội dung
cao tuổi.
8 Tính thống nhất
Tính thống nhất về mặt quy định liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành có liên quan.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết luận chương 2
Chính sách người cao tuổi được đề cập trong Luận án này được hiểu là
sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng đến nhóm đối tượng là người cao tuổi nhằm phục vụ lợi ích của người cao tuổi và lợi ích chung của xã hội có được từ thành tựu chăm sóc người cao tuổi đó. Chính
sách đối với người cao tuổi có nội hàm rộng lớn liên quan đến nhiều chiều cạnh của đối tượng thụ hưởng là người cao tuổi. Có thể kể ra như vấn đề bảo đảm thu nhập của người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe; vấn đề nhà ở giành cho người cao tuổi; hỗ trợ người cao tuổi trong việc đi lại, di chuyển trong cuộc sống; và vấn đề an toàn của người cao tuổi.
Luân án đưa ra nội dung quan trọng nhất làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi: đó là khung lý thuyết phân tích chính sách. Khung lý thuyết phân tích chính sách hướng đến tìm câu trả lời cho hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là chính sách đối với người cao tuổi đã
phù hợp chưa ? Câu hỏi thứ hai chính sách đối với người cao tuổi đã được đầy đủ chưa ? Từ hai câu hỏi này, tác giả luận án đưa ra khung đánh giá chính sách đối với người cao tuổi.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với ngườicao tuổi ở Việt Nam