Một số giải pháp hoàn thiện chínhsách đối với người cao tuổi

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 133 - 186)

4.2.1. Giải pháp liên quan đến nhận thức của các ngành, các cấp

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Như đã phân tích ở Chương 3, chính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn chưa đề cập một cách đầy đủ những khía cạnh liên quan đến thể chất và đời sống tinh thần của người cao tuổi đã gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách này. Theo đó, giải pháp này được đưa ra nhằm:

Theo lý thuyết về thực hiện chính sách, để đưa chính sách vào thực tế cuộc sống, cần một giai đoạn quan trọng đó là thực hiện chính sách. Trong

giai đoạn này, nhận thức của các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương giữ vai trò quyết định. Nó có thể là rào cản làm chậm quá trình thực hiện, cũng có thể là sự ủng hộ làm cho chính sách được diễn ra nhanh và mạnh hơn trong thực tế. Theo logic này, có thể thấy được một số mục tiêu mà giải pháp này hướng tới như sau: Mục tiêu đầu tiên của giải pháp này là thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình thực hiện chính sách đối với người cao tuổi ở địa phương, làm cho chính sách này thật sự mang lại hiệu quả cho đối tượng thụ hưởng là người cao tuổi. Thực tế cho thấy, muốn thay đổi bất kỳ chính sách nào thì cần phải nâng cao được nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội về vấn đề đó.

Thứ hai là việc thay đổi nhận thức của các ngành, các cấp có thể làm cho chính sách đối với người cao tuổi đi vào đời sống cộng đồng, làm cộng đồng quan tâm nhiều hơn vào chính sách đối với người cao tuổi. Khi đó, người cao tuổi thật sự là một bộ phận hữu ích của cộng đồng.

4.2.1.2. Mô tả giải pháp

Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi.

Cơ quan nhà nước các cấp cần thay đổi nhận thức của họ về:

Thực tế già hoá dân số của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% (năm 1989) lên 8,7% (năm 2009) và 10,2% (năm 2014). Chỉ số già hoá dân số tăng nhanh, từ 18,2% (năm 1989) lên 44,6% năm 2014 và sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn sắp tới. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn 06 năm so với dự báo và chỉ mất khoảng 20 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn cấu trúc dân số già. Tỷ lệ dân số cao tuổi càng lớn, gánh nặng bệnh tật và tử vong, nhất là với các bệnh không lây nhiễm càng lớn, đặt ra

những vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quá trình già hoá dân số nhanh chóng ở Việt Nam mang theo những thách thức rất lớn đối với hệ thống an sinh xã hội, nền kinh tế của Việt Nam. Khi nhận thức được thách thức này, các cơ quan nhà nước sẽ nhận thức rõ hơn nhu cầu về mặt chính sách giành cho người cao tuổi, từ đó họ tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc người cao tuổi hiệu quả hơn.

Vai trò của người cao tuổi trong xã hội. Vai trò của người cao tuổi tuy được khẳng định trong các văn bản của Đảng và của Nhà nước, nhưng trên thực tế, nhiều nơi có tình trạng xem nhẹ vai trò của người cao tuổi. Nhiều nơi xem người cao tuổi là gánh nặng của xã hội và của gia đình. Cho nên việc thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội cho người cao tuổi thường bị một số nơi cho rằng đó là những hoạt động mang tính từ thiện . Nhận thức này cần phải thay đổi vì nó ảnh hưởng đến quá trình triển khai, thực hiện chính sách đối với người cao tuổi.

Vai trò của cộng đồng đối với hoạt động chăm lo đời sống của người cao tuổi. Người cao tuổi ở Việt Nam thường sinh sống cùng gia đình, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng. Nhưng trên thực tế, vai trò của cộng đồng trong chăm sóc người cao tuổi chưa được các cơ quan nhà nước đánh giá đúng nên trong quá trình thực hiện chính sách người cao tuổi, những hoạt động giành cho cộng đồng không nhiều và thậm chí là bị cơ quan nhà nước bỏ qua.

4.2.1.3. Công cụ giải pháp

Để thực hiện giải pháp trên, cần áp dụng một số công cụ như sau:

Thứ nhất là công cụ luật pháp. Nhà nước cần đưa ra những quy định liên quan đến vai trò và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là chính quyền địa phương để có cơ sở pháp lý ràng buộc những chủ thể thực hiện này. Công cụ luật pháp này thường được xem là hành lang pháp lý mang tính bắt buộc

hành động, làm nền tảng cho việc thay đổi tư duy của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi.

Thứ hai là các đợt tập huấn và các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Nhà nước cần tổ chức thường xuyên và liên tục các đợt tập huấn và các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chính sách đối với người cao tuổi và về người cao tuổi để nâng cao hiểu biết của cơ quan nhà nước, trong đó có chính quyền địa phương về người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi. Các đợt tập huấn này cần được tổ chức thường xuyên và liên tục với các đợt sát hạch nghiêm túc và có cấp chứng nhận về hiểu biết về người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi một cách phù hợp.

Thứ ba là công cụ tài chính. Nhà nước cần giành nhiều hỗ trợ về tài chính hơn cho những cán bộ, công chức trực tiếp phụ trách lĩnh vực phúc lợi xã hội giành cho người cao tuổi. Những hỗ trợ về tài chính này là động lực giúp cán bộ, công chức có nhiệt huyết, động lực mạnh mẽ hơn trong việc tìm hiểu và thực hiện tốt chính sách người cao tuổi. Đây là những mức hỗ trợ ngoài lương.

4.2.1.4. Tính khả thi của các giải pháp

Giải pháp này hoàn toàn có tính khả thi cao. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện chính sách đối với người cao tuổi, Nhà nước ta đã và đang tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn chuyên đề, cũng như các khoá đào tạo về người cao tuổi và chính sách đối với người cao tuổi, nên việc đẩy mạnh những khoá đào tạo, tập huấn này là hoàn toàn phù hợp và có thể. Vấn đề còn lại là làm cho chất lượng được đảm bảo hơn.

Mặt khác, hành lang pháp lý về người cao tuổi hiện nay ngày càng hoàn thiện và đã được ghi nhận trong văn bản cao nhất là luật, cho nên việc bổ sung thêm những quy định có tính bắt buộc về trách nhiệm của các cơ quan

nhà nước trong việc thực hiện chính sách người cao tuổi là hoàn toàn phù hợp và khả thi.

4.2.2. Giải pháp liên quan đến hoàn thiện chính sách chăm sóc đời sống thể chất và tinh thần cho người cao tuổi

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Như đã phân tích ở mục nguyên nhân, chính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn chưa đề cập một cách đầy đủ những khía cạnh liên quan đến thể chất và đời sống tinh thần của người cao tuổi đã gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách này. Theo đó, giải pháp này được đưa ra nhằm:

Hoàn thiện về mặt nội dung của chính sách về phát triển thể chất và cải thiện đời sống tinh thần của người cao tuổi

Tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chính sách chăm sóc cải thiện đời sống tinh thần và vật chất giành cho người cao tuổi ở Trung ương và địa phương.

Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với đời sống tinh thần và thể chất của người cao tuổi.

4.2.1.2. Mô tả giải pháp

Chính sách chăm lo đời sống tinh thần và thể chất của người cao tuổi chỉ được đi vào thực tế và đạt mục tiêu mà Nhà nước ta đề ra khi mà chính sách này toàn diện, và đề cập được hết những khía cạnh liên quan đến người cao tuổi để đảm bảo cho người cao tuổi được chăm sóc và phát huy vai trò của họ trong đời sống xã hội.

Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho các sinh hoạt văn hoá, tinh thần và thể dục, thể thao của từng địa phương tuỳ theo

tình hình số lượng người cao tuổi ở địa phương. Tiêu chuẩn này cần chi tiết đến mức có thể nhất, có thể quy định theo diện tích/người cao tuổi.

Thêm vào đó, Nhà nước cần đưa ra các quy định, cơ chế tạo điều kiện cho địa phương liên kết, phối hợp với công ty, tổ chức trên địa bàn trong việc tham gia cung ứng các cơ sở hạ tầng về thể thao, sinh hoạt văn hoá gìành cho người cao tuổi.

Mặt khác, cần bổ sung quy định về quy chế hoạt động mẫu của các câu lạc bộ về người cao tuổi. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc tổ chức và vận hành các câu lạc bộ làm cho các câu lạc bộ này trở nên thiết thực, phù hợp với mong đợi của người cao tuổi.

4.2.1.3. Công cụ của giải pháp

Để thực hiện giải pháp này, cần thiết áp dụng một số công cụ chính sách như sau: Thứ nhất là công cụ quy chế. Nhà nước cần đưa ra mẫu quy chế chung trong hoạt động của các câu lạc bộ ở địa phương giành cho người cao tuổi. Quy chế mẫu này là khuôn khổ để giúp cho các câu lạc bộ hoạt động có quy củ và bài bản.

Thứ hai là cơ chế phối hợp công tư. Nhà nước cần tạo ra nhiều cơ chế linh hoạt cho sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước địa phương với các tổ chức thuộc khu vực tư nhân để họ có điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục và cơ chế để tham gia hỗ trợ địa phương cung cấp cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục, thể thao và sinh hoạt tinh thần cho người cao tuổi.

Thứ ba là tạo ra sự thông thoáng về chính sách để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng các sở sở giành cho sinh hoạt tinh thần và thể dục thể chất của người cao tuổi.

Thứ tư, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các bộ, ngành về việc tạo ra môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi (như xây dựng nhà cao tầng phải có thang máy hoặc đường đi cho xe lăn của người bị tàn tật hoặc già yếu…).

4.2.1.4. Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp này có khả thi rất cao. Trước hết, hiện nay, nhiều đơn vị, tổ chức thuộc khu vực tư đang có mong muốn đóng góp công sức của họ vào hỗ trợ xây dựng các địa điểm luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt tinh thần giành cho người cao tuổi. Cái mà họ thiếu hiện nay là cơ chế phù hợp để họ tham gia. Cho nên giải pháp này là hoàn toàn phù hợp với thực tế và nguyện vọng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở khu vực tư.

Hơn nữa, ý thức của cộng đồng ngày càng cao, nhiều tổ chức phi chính phủ tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng nên cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp thu hút sự tham gia của khu vực tư vào phát triển các địa điểm sinh hoạt tinh thần và thể dục, thể chất cho đối tượng người cao tuổi.

Những thay đổi về mặt thể chế, quy định trong văn bản quy phạm pháp luật không mang tính thay đổi cục bộ, và đã được đề cập khái quát trong luật nên việc chi tiết hơn và làm cho những quy định liên quan đầy đủ hơn là điều hoàn toàn có khả thi và không tốn nhiều thời gian, công sức và thảo luận.

4.2.3. Giải pháp liên quan đến chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi

4.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Bảo đảm an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí. Thực trạng già trước khi giàu là một thách thức rõ rệt đối với việc đáp ứng nguồn lực giải quyết một dân số

già hóa. Cho nên chính sách an sinh xã hội đảm bảo là điều kiện thuận lợi giúp cho người cao tuổi sống tốt và sống khỏe. Theo đó giải pháp này hướng tới một số mục tiêu sau:

Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội giành cho người cao tuổi ở Việt Nam để hệ thống an sinh xã hội này có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe vật chất và tinh thần của người cao tuổi.

Giải pháp này hướng tới việc huy động sự tham gia của toàn bộ các lực lượng trong xã hội vào việc đảm bảo anh sinh xã hội cho người cao tuổi.

4.2.3.2. Mô tả giải pháp

Trước hết, cần thay đổi, cải cách hệ thống hưu trí. Trước hết, cần thay đổi, cải cách hệ thống hưu trí. Như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện mức trợ cấp chỉ đáp ứng được có 50% nhu cầu của người cao tuổi và lương hưu trở thành nguồn thu nhập ổn định nhất. Nguồn thu nhập ổn định nhất của người cao tuổi chính là tiền lương hưu được hưởng từ những gì mà họ đã đóng góp trong suốt thời gian làm việc. Do đó, cần phải cải cách hệ thống hưu trí theo một lộ trình nhất định nhằm đảm bảo sự công bằng, ổn định, phát triển quỹ và phù hợp với tình hình phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Ngoài việc đảm bảo mối quan hệ đóng - hưởng sát thực hơn thì việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống hưu trí sẽ cải thiện cân bằng quỹ hưu trí một cách đáng kể, đặc biệt việc đầu tư quỹ hưu trí được chú trọng và có hiệu quả hơn.

Đồng thời thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, đặc biệt chú trọng đến mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội với thiết kế linh hoạt, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của đối tượng.

Người cao tuổi tuy đã hết tuổi lao động nhưng nhiều người trong họ có đầy đủ sức khỏe và giàu kinh nghiệm để tiếp tục cống hiến cho xã hội và tạo

ra thu nhập cho bản thân. Nhiều người trong số họ là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Cho nên cần thúc đẩy người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, góp phần nâng cao đời sống và duy trì hoạt động của người cao tuổi. Đặc biệt, với các ngành mà đào tạo thông qua thực hành là chủ yếu thì việc người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho thế hệ trẻ sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn cho đào tạo.

Trợ cấp xã hội cho nhóm người cao tuổi dễ tổn thương theo hướng mở rộng và tiến tới một hệ thống phổ cập cho mọi người cao tuổi - một hệ thống nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu.

Bên cạnh đó, mức hưởng và cách thức trợ cấp cần được xem xét cho phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe của người cao tuổi. Việc xác định đối tượng cần phải cải cách để tránh sai sót trong việc chấp nhận hoặc loại trừ đối tượng.

4.2.3.3. Công cụ của giải pháp

Để thực hiện giải pháp này được đưa vào thực tế, cần sử dụng một số công cụ chính sách như sau:

Tăng cường sự tham gia của địa phương trong việc giúp người cao tuổi tiếp cận được với hệ thống bảo hiểm xã hội giành cho người cao tuổi.

Cần điều chỉnh những quy định của Nhà nước về lương hưu, cách quản lý lương hưu. Cần điều chỉnh những quy định của nhà nước về trợ cấp xã hội như mức trợ cấp xã hội và nguồn thu, quản lý quỹ trợ cấp xã hội.

Thiết kế và thực hiện một hệ thống trợ cấp tiền mặt với sự ưu tiên cho người cao tuổi ở nông thôn, phụ nữ sẽ có tác động giảm nghèo cao nhất vì đây là những nhóm dân số cao tuổi dễ tổn thương nhất với đói nghèo.

4.2.3.4. Tính khả thi của giải pháp

Trên thực tế, giải pháp này có mức độ khả thi cao ở một số nội dung, nhưng lại khó khăn khi áp dụng vào thực tế ở một số nội dung.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 133 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w