Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 130 - 133)

Có thể kể ra một số nguyên nhân của những hạn chế vừa nêu như sau: Mặc dù chính sách đối với người cao tuổi được hình thành và phát triển thường xuyên qua từng giai đoạn và đã trở thành luật nhưng nội dung của chính sách vẫn còn thiếu và chưa bao quát nhiều nội dung như nội dung về tăng cường năng lực tự chủ về tài chính cho người cao tuổi, vấn đề nhà ở giành cho người cao tuổi, những vấn đề liên quan đến bạo hành, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi, cũng như những hỗ trợ về mặt chính sách giành cho nhóm đối tượng là người cao tuổi đang tham gia vào thị trường lao động. Chính lỗ hổng về mặt chính sách này mà nhiều vấn đề thiết thực liên quan đến người cao tuổi chưa được đảm bảo do thiếu hành lang pháp lý.

Ngân sách nhà nước giành cho phúc lợi xã hội nói chung và giành cho đối tượng người cao tuổi nói riêng còn hạn chế. Trong khi đó việc xã hội hoá hoạt động chăm sóc người cao tuổi chỉ mới được tiến hành trong những năm gần đây và còn nhiều hạn chế. Các thiết bị trong gia đình có người cao tuổi cũng chưa được quan tâm thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của đối tượng này.

Trong các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương, nhu cầu và nguyện vọng của người cao tuổi không được quan

tâm thoả đáng nên thiếu hẳn những nội dung giành cho người cao tuổi. Những công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho người cao tuổi ở Việt Nam ít được quan tâm như cơ sở hạ tầng liên quan đến khám chữa bệnh, đi lại, mua sắm, khám chữa bệnh.

Vai trò của cộng đồng chưa được thể hiện rõ nét trong chính sách đối với người cao tuổi. Chính sách đối với người cao tuổi và người cao tuổi cần nhận được được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc của xã hội, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng và ngày một hoàn thiện các công trình phúc lợi xã hội như hệ thống y tế lão khoa, hệ thống nhà dưỡng lão để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người cao tuổi. Bên cạnh đó, cần làm cho cộng đồng hiểu để sẳn sàng cho các giải pháp thích ứng với vấn đề "già hóa dân số" bằng hệ thống chính sách phát huy vai trò của người cao tuổi, nhờ kinh nghiệm vốn có của người cao tuổi…tạo môi trường thân thiện với người cao tuổi nhằm khuyến khích họ mang những kiến thức, kinh nghiệm quý báu truyền cho thế hệ con cháu trong từng gia đình và cộng đồng. Hệ thống y tế sở còn quá hạn chế về năng lực cũng như không nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của họ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Chất lượng các loại dịch vụ y tế, khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, vấn đề y đức, tiêu cực trong ngành y tế,… có tác động tiêu cực đến thực hiện quyền được đảm bảo chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi nếu xem đây là lực lượng yếu thế trong xã hội. Tỉ lệ người cao tuổi đến khám, chữa bệnh và được lập hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ tại tuyến cơ sở rất thấp, nhiều bệnh viên tuyến huyện chưa thành lập được khoa lão khoa, công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế còn chậm (Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bùi Nghĩa, 2017). Theo mọ t khảo sát, có tới 95% người cao tuổi có nhu cầu chữa

bẹ nh, nhu ng chu hoàn toàn đu ợc đáp ứng (Lê Văn Khảm, 2014). Điều tra của Bẹ nh viẹ n Lão khoa Trung u o ng na m 2009 tại Hà Nọ i, Thừa Thiên - Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ ra rằng có 75,8% người cao tuổi cho rằng, họ cần

đu ợc khám chữa bẹ nh tốt ho n so với hiẹ n tại. Lý do khiến họ không đuợc khám chữa bẹ nh là không đủ khả na ng kinh tế (chiếm 45,3%), điều kiẹ n đi lại khó kha n (chiếm 17,3%) và điều kiẹ n y tế địa phu o ng không đáp ứng đu ợc (chiếm 16,5%). Theo VNAS (2011), tỷ lẹ người cao tuổi bị đau ốm trong vòng 12 tháng qua cần đu ợc điều trị, nhu ng không đu ợc điều trị là gần 54,9% trong đó nguyên nhân không đủ tiền để chi trả là 52,% và nguyên nhân không có ngu ời đu a đi bẹ nh viẹ n là 11,5% (Lê Văn Khảm, 2014).

Kết luận chương 3

Quá trình hình thành và phát triển của chính sách này từ trước đến nay được chia thành 03 giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000, và giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Qua mỗi giai đoạn chính sách đối với người cao tuổi mang những màu sắc và mức độ khác nhau. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu nhận mạnh đến vai trò của đối tượng này trong quá trình cách mạng và xây dựng đất nước.

Bắt đấu từ giai đoạn 1986, cùng với sự thay đổi về tư duy quản lý kinh tế của nhà nước, chính sách đối với người cao tuổi cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tiếp cận gần hơi tới những vấn đề về người cao tuổi ở phạm vi quốc tế. Trong giai đoạn từ 1986 đến nay, vấn đề về người cao tuổi được xuất hiện ngày càng đầy đủ và quy củ trong những văn bản quan trọng như Hiến pháp, Luật, Nghị Quyết, Nghị định và Chương trình hành động của Chính phủ và địa phương. Đến nay, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam đã phủ quát tất cả các khía cạnh liên quan đến người cao tuổi. Nhờ vậy, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều tiến bộ trong chính sách an sinh xã hội nói chung và trong chính sách đối với người cao tuổi nói riêng. Thế nhưng bên cạnh những mặt được, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam còn có một số hạn chế cần khắc phục.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ởViệt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w