Đánh giá thực trạng chínhsách đối với người cao tuổiở ViệtNam hiện nay

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 127 - 130)

Nam hiện nay

3.4.1. Những kế quả đạt được của chính sách đối với người cao tuổi

Qua phân tích, đánh giá ở trên, có thể nhận thấy một số ưu điểm của chính sách đối với người cao tuổi như sau:

Người cao tuổi có hiểu biết nhất định về chính sách giành cho họ. Đây là một thành công về mặt tuyên tuyền tới đối tượng thụ hưởng của chính sách. Có tới 100% số người cao tuổi được hỏi có nghe tới chính sách trợ cấp xã hội. Có tới 91,5% số người cao tuổi được hỏi trả lời là có biết đến chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Và có tới 74,6% số người trả lời có nghe đến chính sách hỗ trợ trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao.

Chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi thể hiện ở đầy đủ ở 04 nội dung là (1) mức độ trợ cấp hàng tháng; (2) cung vấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày; (3) dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; (4) hỗ trợ mai táng và được ghi nhận trong Luật người cao tuổi. Theo đánh giá của người cao tuổi, mức hỗ trợ mai táng như vậy là đảm bảo và rất đảm bảo.

Thực tế người cao tuổi được tiếp cận với thẻ bảo hiểm y tế rất tốt, 100% đều trả lời là có thẻ bảo hiểm y tế. Không những việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế; vấn đề đối xử công bằng khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo

hiểm y tế; thủ tục thanh toán khi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế đề thực hiện tốt.

Kênh tiếp cận thông tin phong phú và đa dạng. Trong các kênh tiếp cận thông tin, truyền hình là kênh thông tin quan trọng và phổ biến nhất (chiếm 89,5%). Kênh phổ biến thứ hai là thông qua bạn bè (chiếm tới 86,6%).

Hoạt động tặng quà và tiền mặt nhân dịp lễ tết, mừng thọ cho người cao tuổi được đánh giá tốt với 79% trả lời là thường xuyên và rất thường xuyên.

Nội dung liên quan đến mức cung và sự đa dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng lại được đánh giá cao.

Vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó và tiêu chí tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược đãi được đánh giá là tốt.

Nhà nước có quan tâm tới những hoạt động, chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi giúp họ hoà nhập và cống hiến cộng đồng. Nhà nước đã hướng tới xây dựng một cộng đồng thân thiện với người cao tuổi cũng như hỗ trợ người cao tuổi đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của người cao tuổi. Mặt khác, Nhà nước đã làm tốt và rất tốt việc tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống.

3.4.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách đối với người cao tuổi

Thế nhưng bên cạnh những mặt được nêu trên, vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục cải thiện.

Mức trợ cấp hiện tại chỉ đáp ứng được có 50% (một nửa) người cao tuổi. Chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến cho người cao tuổi những kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đều chưa thực hiện tốt ở khâu chăm sóc sức khỏe ban

đầu; và năng lực và trình độ của cán bộ Trạm Y tế cấp xã, phường còn hạn chế chưa đảm đương được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng người cao tuổi.

Hoạt động khám sức khỏe định kì cho người cao tuổi chưa được thực hiện tốt ở phạm vi trách nhiệm của Trạm y tế.

Về hoạt động thể dục thể thao, người cao tuổi khó và không có khả năng tiếp cận với hoạt động thể dục thể thao, nhất là ở khu vực nông thôn. Mặt khác, địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức sinh hoạt tinh thần cho người cao tuổi còn quá thiếu.

Nhà nước thiếu hẳn nội dung hỗ trợ người cao tuổi trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính của họ.

Nhà nước không có những hỗ trợ nào giành cho người cao tuổi đang tham gia vào thị trường sức lao động mặc dù đã hết tuổi lao động.

Ngân sách giành cho phúc lợi xã hội, trong đó có phúc lợi giành cho người cao tuổi có tăng hàng năm nhưng chưa đảm bảo.

Nhà nước chưa đáp ứng được mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, hoạt động giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nơi ở dài hạn cho người cao tuổi, làm cho người cao tuổi có thể có được sự an toàn và hưởng được dịch vụ có chất lượng hiện đang thực hiện chưa tốt.

Hoạt động hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi không được đánh giá cao. Công tác hỗ trợ để người cao tuổi định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ cũng như việc phát triển một cung lao động cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong xã hội chưa được Nhà nước quan tâm thoả đáng.

Nhà nước ít quan tâm tới việc phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để người cao tuổi có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân được.

Vấn đề hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính gần như bị nhà nước bỏ qua và xem đó là công việc nội bộ của người cao tuổi.

Vấn đề hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều thay đổi chưa được nhà nước quan tâm thoả đáng.

Một phần của tài liệu Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w