Phân loại: Các mối ghép then thường dùng trong thực tế:

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 96 - 98)

CHƯƠNG 10: GHÉP BẰNG THEN VÀ THEN HOA

10.1.2.Phân loại: Các mối ghép then thường dùng trong thực tế:

− Mối ghép then bằng: biểu diễn trên hình 10.1, dùng để cố định bạc theo phương tiếp tuyến

− Mối ghép then dẫn hướng: biểu diễn trên hình 10.2, then vừa truyền mômen

97

Hình 10.3: Mối ghép then dẫn hướng Hình 10.2: Mối ghép then bán nguyệt

− Mối ghép then bán nguyệt: biểu diễn trên hình 10.3, khi trục bị uốn cong thìbạc và then không bị xoay.

− Mối ghép then vát: biểu diễn trên hình 10.4, then có một mặt côn được chêm

vào rãnh then, mối ghép cố định chi tiết bạc trên trục theo phương tiếp tuyến và phương dọc trục

Hình 10.4: Mối ghép then vát Hình 10.5: Mối ghép then ma sát

− Mối ghép then ma sát: biểu diễn trên hình 10.5, then ma sát có hình dạng giống

then vát, một mặt côn, một mặt ôm lấy bề mặt chi tiết trục (trên trục không có rãnh

then)

− Mối ghép then tiếp tuyến

10.1.3. Phân nhóm:

Các mối ghép then được chia làm hai nhóm. Mỗi nhóm có cách lắp ghép và nguyên

lý liên kết khác nhau

– Nhóm then lắp lỏng, bao gồm: then bằng, then dẫn hướng và then bán nguyệt. Then nằm trong rãnh then, đóng vai trò như một cái chốt ngăn cản chuyển động xoay tương đối giữa chi tiết trục và chi tiết bạc.

98

– Nhóm then lắp căng, bao gồm: then vát, then ma sát, then tiếp tuyến. Then lắp

căng tạo nên áp suất lớn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết trục, then và bạc, tạo nên áp lực Fn và có lực ma sát Fms. Lực ma sát là lực liên kết, cản trở sự trượt tương đối giữa chi tiết trục và chi tiết bạc.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 96 - 98)