Ứng dụng của cơ cấu cam.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3: CƠ CẤU CAM

3.3.1Ứng dụng của cơ cấu cam.

Do đặc điểm về cấu tạo(khớp cao), cơ cấu cam có 2 ứng dụng chủ yếu: – Thực hiện được quy luật chuyển động chính xác và tùy ý của khâu bị dẫn.

– Biến chuyển động quay của khâu bị dẫn thành chuyển động tịnh tiến và chuyển

động lắc của khâu bị dẫn.

Cơ cấu cam được dùng nhiều trong các máy cắt kim loại tự động và nữa tự động, trong cơ cấu điều tiết nhiên liệucủa động cơ đốt trong, máy dệt, máy cuốn chỉ và các

máy công nghiệp nhẹ khác...

3.3.2 Đặc điểm chuyển động của cơ cấu cam dạng tròn và dạng tim đối xứng

a)Cơ cấu cam dạng tròn:

Ta biết dạng cam chế tạo khá phức tạp vì sự biến đổi của các bán kính của nó. Cam dạng tròn thực chất là một đĩa tròn quay lệch tâm, khoảng cách giữa tâm quay và tâm hình học gọi là tâm sai e (hình 3.8).

Cơ cấu cam dạng tròn biền chuyển động quay đều của khâu dẫn thành chuyển động tịnh tiến của khâu bị dẫn. Cơ cấu loại này được xem như sự biến thể của cơ cấu tay quay con trượt, qui luật chuyển động của cần tương tự như qui luật chuyển động của con trượt

35

Hình 3.8: Cơ cấu cam dạng tròn

Khoảng chạy H của cầnđược tính: H = OM2 – OM1 = OE – OM1

Trong đó: OE = r + e và OM1 = r – e nên H = r + e – (r – e ) = 2e

Vậy: H = 2e.

b. Cơ cấu cam dạng tim đối xứng .

Hình 3.9: Cơ cấu cam dạng tim đối xứng

Để giải quyết yêu cầu dạng cam sao cho đảm bảo cần chuyển động tịnh tiến đều (v= const), cam dạng tim đối xứng thỏa mãn yêu cầu đó (hình 3.9). Dạng cam có bán

36

kính biến thiên là đường xoắn ốc Acsimet. Đặc điểm hình học của dạng cam loại này là bán kính của cam luôn không đổi (đường kẻ)

3.3.3 Biên pháp bảo toàn khớp cao trong cơ cấu cam.

Để đảm bảo đầu cần tiếp xúc liên tục với mặt cam, ta thường dùng các biện pháp sau đây:

a. Bảo toàn bằng lực: dùng lực phục hồi của lò xo (a), dùng trọng lượng của cần

(b) hoặc nhờ áp lực của chất lỏng

b.Bảo toàn bằng hình: dùng các ràng buộc hình học phụ như cơ cấu cam vành,

cam rãnh, cam kép, cam đều cử, cam cần khung…

Hình 3.10: Các biện pháp bảo toàn khớp cao trong cơ cấu cam

37

CÂU HỎI ÔN TẬP

3.1 Nêu công dụng và phân loại cơ cấu cam?

3.2 Khảo sát hoạt động cơ cấu cam cần đẩy trùng tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 Phân tích động học cơ cấu cam cần đẩy lệch tâm như hình 3.11, biết cam K quay đều với vận tốc =2(rad/s) và dạng cam có bán kính nhỏ nhất

rmin=10mm, bán kính lớn nhất rmax=20mm

Hình 3.11

3.4 Nêu các biện pháp bảo toàn khớp cao trong cơ cấu cam?

38

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 34 - 38)