KHÁI NIỆM CHUNG:

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 74 - 76)

PHẦN I I: CHI TIẾT MÁY

7.1 KHÁI NIỆM CHUNG:

Đinh tánlà một thanh hình trụ tròn có mũ ở hai đầu (một mũ được chế tạo sẵn, mũ còn lại được tạo nên dưới tác dụng của ngoại lực)

− Đinh tán thường làm bằng kim loại dễ biến dạng, thép ít cacbon như CT34, CT38, C10, C15 hoặc bằng hợp kim màu. Thân đinh tán thường là hình trụ tròn có đường kính d (d được tiêu chuẩn hóa), các kích thước khác của đinh tán được tính theo d, xuất phát từ điều kiện sức bền đều

Hình 7.1: Các dạng mũ của đinh tán ( ) ( ) ( 1 2) ( ) 0, 6 0, 65 0,8 1 1, 5 1, 7 h d R d l S S d =  =  = + + 

75

− Ngoài mũ đinh tán dạng chỏm cầu còn có nhiều dạng mũ đinh khác như trên

hình 7.1:

− Để tạo mối ghép đinh tán, người ta gia công lỗ trên các tấm ghép, lồng đinh tán vào lỗcác tấm ghép, sau đó tán đầu đinh. Các tấm ghép không được dầy quá 25mm, lỗ trên các tấm ghép có thể được gia công bằng các phương pháp khoan, đột hay dập. Lỗ trên tấm ghép có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính thân đinh tán d.

Nguyên tắc liên kết của mối ghép đinh tán: Thân đinh tán tiếp xúc với lỗ của các tấm ghép và các tấm đệm, đinh tán có tác dụng như một cái chốt cản trở sự trượt tương đối giữa các tấm ghép với nhau.

Hình 7.2: Tạo mối ghép đinh tán

− Tán nguội:quá trình tán đinh có thể tiến hành ở nhiệt độ môi trường. Tán nguội dễ dàng thưc hiện, giá rẻ; nhưng cần lực lớn, dễlàm nứt đầu đinh. Tán nguội chỉ dùng với đinh tán kim loại màu và đinh tán thép có đường kính nhỏ hơn 10mm.

− Tán nóng: đốt nóng đầu đinh lên nhiệt độ khoảng (10001100)0C rồi tiến hành

tán đầu đinh. Tán nóng không làm nứt đầu đinh nhưng cần thiết bị đốt nóng, các tấm ghép biến dạng nhiệt, dễ cong vênh.

− Mối ghép đinh tán được biểu diễn trên hình 7.3, các tấm ghép 1 và2 được liên kết trực tiếp với nhau bằng các đinh tán số 3 hoặc một số trường hợp có thể sử dụng thêm tấm đệm số 4

76

Tùy theo công dụng và kết cấu, mối ghép đinh tán được chia ra:

+ Mối ghép chắc: mối ghép chỉ dùng để chịu lực không cần đảm bảo độ kín khít. + Mối ghép chắc kín: vừa dùng để chịu lực vừa đảm bảo độ kín khít.

+ Mối ghép chồng: hai tấm ghép có phần chồng lên nhau.

+ Mối ghép giáp mối: hai tấm ghép đối đầu.

+ Mối ghép một hàng đinh: trên mỗi tấm ghép chỉ có một hàng đinh.

+ Mối ghép nhiều hàng đinh: trên mỗi tấm ghép có nhiều hơn một hàng đinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)