Khái niệm về hiệu suất.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 6: TÍNH LỰC TRONG CƠ CẤU

6.3.1Khái niệm về hiệu suất.

Quá trình truyền động của máy có thể chia làm ba giai đoạn:

– Giai đoạn mở máy : thường có công động cung cấp lớn hơn các công cản :

c

đ A

A

– Giai đoạn truyền động ổn định: tức là giai đoạn truyền động của máy thực hiện qui trình công nghệ. Giai đoạn này, công động cung cấp bằng công cản hay tổng công các lực bằng 0.

+Ac =0 =−Ac

– Giai đoạn tắt máy: thường công cản lớn hơn công động. Máy chuyển động

chậm dần và dừng lại : Ac

Xét đối với giai đoạn chuyển động ổn định, công cản (Ac) thường gồm 2 thành phần:

+ Công cản gây ra do các lực cản kỹ thuật, công này gọi là công cản có ích (Aci).

+ Công cản gây ra do lực ma sát trong các khớp động, công cản này hoàn toàn có

70

để khắc phục công do ma sát gây ra. Như vậy, công động cung cấp phải bằng công cản có ích và công cản do ma sát.

( ci ms)

c

đ A A A

A =− =− +

Như trên đã nói, một phần của công động cung cấp phải dùng để thắng công cản do ma sát, nếu ma sát càng lớn thì lượng công cung cấp tiêu hao càng lớnvà phần còn lại để thực hiện quá trình công nghệ sẽ giảm đi, chất lượng máy không tốt.

Một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng làm việc của máy là tỷ lệ giữa công có ích và tổng công mà máy tiêu thụ (công tiêu thụ bằng công động), tỷ lệ này lớn là chất lượng máy tốt và ngược lại.

Tỷ lệ đó được gọi là hiệu suất, ký hiệu. Ta viết :

đ ci A A =  (6-7)

Các chỉ tiêu động lực trong máy thường ghi công suất theo tỷ lệ trên có thể thay bằng tỷ lệ giữa công suất có ích (Nci) và công suất cung cấp (Ncc).

cc ci N N =  (6-8)

Ta biết Aci < Ađ nên trị số hiệu suất luôn luôn trong khoảng: 0 1

Nói xác định hiệu suất của máy chính là xác định hiệu xuất của các cơ cấu trong máy (trong đó hiệu suất của các khớp động coi như đã được cho trước ).

Tùy theo cách bố trí truyền động các cơ cấu, ta có 2 cách tính hiệu suất : – Hiệu suất trong trường hợp hệ thống cơ cấu mắc nối tiếp.

– Hiệu suất trong trường hợp các cơ cấu mắc song song.

6.3.2 Hiệu suất trong trường hợp mắc nối tiếp.

Hệ thống các cơ cấu hoặc các máy mắc nối tiếp được biểu diễn trên sơ đồ hình 6.7

Gọi Ađ là công cung cấp đưa vào đầu tiên, qua khớp 1 hay cơ cấu hoặc máy 1 có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu suất 1, như vậy công còn lại sẽ là A1 < Ađ , A1 này chính là công cung cấp đối với máy 2 (khâu 2 hoặc cơ cấu 2) có hiệusuất 2và công còn lại sẽ là A2 < A1, A2 lại là công cung cấp đối với máy 3 ...

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý chi tiết máy (Trang 69 - 71)