CHƯƠNG 8: GHÉP BẰNG HÀN
8.3.3 Các biện pháp làm tăng sức bền:
− Các khuyết tật hàn do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nó có liên quan tới các
mặt như: kim loại hàn, chế độ hàn và quy trình công nghệ. Sự tồn tại của những
khuyết tật đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của đầu mối hàn. Do đó, người thợ
hàn phải chọn quy phạm hàn chính xác và nghiêm chỉnh chấp hành các quy trình hàn. − Mối hàn có nhiều loại khuyết tật thường gặp như: nứt, rỗ khí, lẫn xỉ và kệt xỉ, khuyết tật hàn không ngấu, lẹm chân và chảy loang, khuyết tật về hình dáng liên kết hàn…Sau đây là một sốbiện pháp làm tăng sức bềnmối ghép:
+ Kiểm tra và chọnque hàn phù hợp với vật liệu được hàn(vật hàn có tính hàn tốt hay xấu)
+ Nếu sử dụng khí bảo vệ mối hàn, phải đảm bảo hệ thống cấp khí sạch và hoạt
động tốt, lưu lượng khí phù hợp.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật hàn cho công nhân.
+ Kiểm tra đặc tính tải trọngcủa mối hàn(tải trọng tĩnh hay tải trọng thay đổi) Để nâng cao độ bền của mối ghép bằng hàn chịu tải trọng thay đổi có thể dùng phương pháp phun cát, phun bi…
90
CÂU HỎI ÔN TẬP
8.1 So sánh ưu, nhược điểm của mối ghép hàn với mối ghép đinh tán?
8.2 Cho biết những ứng dụng thực tế của mối ghép bằng hàn trong công nghệ chế
tạo, lắp ráp ôtô
8.3 Nêu các biện pháp làm tăng sức bền của mối hàn
8.4 Tính chiều dài đường hàn L1, L2 (hình 8.14) để khả năng tải của mối ghép hàn và thanh thép góc là như nhau, biết: A=19,1cm2 ; B=120 mm ; Z0=7,5cm ; k= 12 mm , ứng suất cắt cho phép của mối hàn : c =0.65 kt với kt là ứng suất kéo cho phép của tấm ghép
91