Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trên thị trường viễn thông tỉnh nghệ an (Trang 56 - 64)

7. Kết cấu đề tài

2.2.2 Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn

viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An

2.2.2.1 Thị phần của doanh nghiệp

Bảng 2. 5: Doanh thu dịch vụ viễn thông chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu phát sinh, trong đó: 804,642 907,321 896,791 849.692 882,326 Mạng di động 464,346 514,671 494,756 441,222 424,889 Băng rộng 242,916 256,784 258,821 259,133 277,202 My TV 35,110 44,028 44,807 33,673 47,118 DT khác 63,270 91,838 118,407 115,664 133,117 Nguồn: VNPT Nghệ An Theo từng loại sản phẩm dịch vụ

Trong thời gian qua doanh thu kinh doanh các dịch vụ viễn thông luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trên 95% trong tổng doanh thu phát sinh tại VNPT Nghệ An, do đó sự biến động trong doanh thu của các dịch vụ viễn thông quyết định sự tăng giảm trong tổng doanh thu phát sinh và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Biểu đồ 2. 2: Tổng thuê bao tại VNPT tại Nghệ An từ năm 2016 - 2020

Nguồn: VNPT Nghệ An

Biểu đồ 2. 3: Tổng doanh thu và doanh thu từng loại

Nguồn: VNPT Nghệ An

Qua bảng số liệu cho thấy, thị trƣờng dịch vụ điện thoại cố định của VNPT Nghệ An trong những năm qua phát triển không ổn định, đặc biệt trong thời gian gần đây doanh thu điện thoại cố định có xu hƣớng giảm. Đến cuối năm 2020 doanh thu điện thoại cố định là 137.536 tỷ đồng giảm hơn năm 2019 là 5,087 tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là dịch vụ mang lại doanh thu cao cho VNPT Nghệ An, chiếm gần 18% trong tổng doanh thu của đơn vị. Kết quả trên là sự nỗ lực rất lớn của toàn đơn vị trong việc giải quyết những khó khăn về số lƣợng cáp và thiết bị tổng đài.

Cùng với dịch vụ HomePhone của Viettel ra đời từ giữa năm 2007, dịch vụ Gphone của VNPT Nghệ An tuy có mặt chậm hơn, từ đầu năm 2008, nhƣng với giá cƣớc ƣu đãi dành cho đối tƣợng hộ gia đình có thu nhập thấp,

hạ giá cƣớc cho vùng viễn thông công ích cùng nhiều chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn khác nhƣ tặng thiết bị đầu cuối nên số lƣợng thuê bao hiện cũng tăng lên rất nhanh. Đến cuối năm 2016, đơn vị đã phát triển đƣợc 37.000 máy Gphone, mang lại tổng doanh thu khoảng 125,110 tỷ đồng. Nhƣng do đến tháng 01/01/2011 sự thị hiếu của khách hàng giảm xuống, đồng thời giá cƣớc viễn thông công ích bị dừng lại nên doanh thu giảm xuống rõ rệt. Tính đến cuối năm 2014 chỉ còn lại 20.156 thuê bao, với doanh thu là 41,230 tỷ đồng.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2. 4: Doanh thu mạng di động

Nguồn: VNPT Nghệ An (Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2. 5: Doanh thu dịch vụ Internet băng rộng

Nguồn: VNPT Nghệ An (Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2. 6: Doanh thu dịch vụ My TV

(Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2. 7: Doanh thu dịch vụ khác

Nguồn: VNPT Nghệ An

Đối với dịch vụ internet và băng thông rộng: Qua bảng số liệu trên cho thấy thị trƣờng dịch vụ internet và băng rộng đạt mức tăng trƣởng rất nhanh với doanh số 143,256 tỷ đồng tính đến cuối năm 2020, tăng 9,03% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu dịch vụ truyền số liệu 107,231 tỷ đồng, tăng 22,75% so với năm 2019. Kết quả trên cho thấy với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp dịch vụ, cùng với việc sở hữu một mạng viễn thông đã dƣợc đầu tƣ phủ rộng, khép kín, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng, VNPT Nghệ An vẫn luôn đƣợc khách hàng tin dùng. Các doanh nghiệp khác mới tham gia thị trƣờng chƣa có những thuận lợi cơ bản nhƣ vậy.

Ngoài ra, do nắm bắt đƣợc nhu cầu của từng đối tƣợng khách hàng nên việc chia dịch vụ ra thành nhiều gói có tốc độ khác nhau đã đáp ứng tốt nhu cầu và sự lựa chọn của nhiều đối tƣợng khách hàng nhằm khai thác khách hàng tiềm năng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. VNPT Nghệ An cũng đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là các cơ quan,

doanh nghiệp. Họ sẵn sàng thanh toán mức phí cao để đƣợc sử dụng dịch vụ có tốc độ tải phù hợp với mục đích sử dụng. Nhóm khách hàng này đã đem lại cho VNPT Nghệ An mức doanh thu tiêu thụ cao và ổn định. Bên cạnh đó, dịch vụ Mega-VNN không đơn thuần là truy cập internet, e-mail mà còn có các tiện ích khác nhƣ: mua bán trực tuyến, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, game trực tuyến, xem video theo yêu cầu (Video on demand),… Các dịch vụ này cũng góp phần làm tăng nhanh nhu cầu đối với dịch vụ băng rộng.

Dịch vụ cho thuê hạ tầng viễn thông: hiện doanh thu của dịch vụ này chiếm tỷ trọng khá nhỏ, chỉ khoảng 4-5% trong tổng doanh thu phát sinh tại đơn vị. Mặc dù quá trình kinh doanh dịch vụ cho thuê hạ tầng viễn thông của VNPT Nghệ An trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do cƣớc thu khách hàng liên tục giảm, đặc biệt là giá cƣớc thuê kênh nội hạt đã đƣợc Tập đoàn điều chỉnh giảm mỗi năm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đơn vị đang dần bị chia xẻ thị trƣờng với các đối thủ cạnh tranh (chủ yếu là kênh dƣới tốc độ 256kpbs), tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn tăng lên qua mỗi năm, đến cuối năm 2020 đạt 107,231 tỷ đồng, tăng khoảng 22,75% so với năm 2019, trong đó chủ yếu là kênh thông tin nội hạt và nội tỉnh cho thuê. Nguyên nhân là do số lƣợng khách hàng thuê hạ tầng viễn thông của VNPT Nghệ An hiện tại khá lớn và đa dạng. Trƣớc đây đối tƣợng khách hàng chủ yếu chỉ bao gồm các doanh nghiệp viễn thông thuê luồng E1 để cung cấp các dịch vụ viễn thông và một số ngân hàng thuê đƣờng truyền để truyền số liệu trong nội bộ đơn vị. Bây giờ, số lƣợng khách hàng tăng lên rất nhiều, do hầu hết các ngân hàng đều có máy ATM, mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch nên cần thuê đƣờng truyền để truyền dữ liệu với nhau. Bên cạnh đó, một số cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh lớn có chi nhánh, văn phòng làm việc ở nhiều nơi nên rất cần thuê đƣờng truyền của đơn vị để kết nối với nhau. Theo xu hƣớng cải tổ Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, thông

qua việc tái tạo một doanh nghiệp đƣờng trục, các dịch vụ cho thuê hạ tầng viễn thông sẽ đƣợc khuyến khích. Do vậy, loại hình dịch vụ thuê kênh riêng vẫn là một trong các dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT Nghệ An. Hàng năm đơn vị đều đƣợc Tập đoàn thông báo kế hoạch và cung cấp dung lƣợng kết nối cho các doanh nghiệp khác theo từng thời điểm cụ thể. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, VNPT Nghệ An vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng. Nguyên nhân do:

-Mạng lƣới quốc tế ổn định, có dung lƣợng kênh đi quốc tế lớn. -Chất lƣợng tốt.

-Thực hiện tốt các hoạt động bán hàng và chăm sóc sau bán hàng. -Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

-Trong khi đó các doanh nghiệp viễn thông mới sẽ mất rất nhiều thời gian để đầu tƣ và xây dựng mạng lƣới. Do đó có những yếu tố mạng cần phải thuê lại của VNPT Nghệ An nhƣ nhà trạm lắp đạt thiết bị, luồng E1, cống bể,...

2.2.2.2 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong lĩnh vực viễn thông và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, VNPT không ngừng đƣa ra các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng để thu hút khách hàng. Ngoài việc đa dạng hoá các dịch vụ thì VNPT không ngừng nâng cao chất lƣợng. Chất lƣợng dịch vụ là tiêu chí hàng đầu để khách hàng lựa chọn dịch vụ. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc thể hiện ở những mặt sau: chất lƣợng thông tin đàm thoại, vùng phủ sóng, phóng phú các dịch vụ giá trị gia tăng…Bên cạnh những cố gắng thì còn một số điểm cần khắc phục nhƣ một số dịch vụ mới đƣợc đƣa ra nhƣng mức độ sử dụng của khách hàng chƣa nhiều bởi vì chƣa có những hình thức thu hút khách hàng hợp lý nhƣ quảng cáo dịch vụ,

cho khách hàng dùng thử dịch vụ, miễn phí sử dụng trong một thời gian nhất định…

Đối với các đối thủ cạnh tranh hiện nay số dịch vụ viễn thông đƣợc tung ra còn rất ít nhƣng đã cung cấp dịch vụ nào thì họ quảng cáo tiếp thị rất tốt dịch vụ đó nên việc thu hút khách hàng cũng nhiều thuận lợi. Việc giải quyết khiếu nại, bảo hành, bảo trì cũng có phần nhanh hơn, nhiệt tình hơn.

2.2.2.3 Giá bán sản phẩm, dịch vụ

VNPT Nghệ An đã chủ động hơn trong việc đề xuất và xử lý các vấn đề về giá cƣớc các dịch vụ viễn thông, linh hoạt trƣớc sự biến động của thị trƣờng, thu hút khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. hầu hết các dịch vụ viễn thông đều đã đƣợc giảm cƣớc với mức giá ngang bằng các nƣớc trong khu vực và các đối thủ cạnh tranh chính. Đã có những mức giá khác nhau cho những thị trƣờng khác nhau, cho những đối tƣợng khách hàng khác nhau. Việc đa dạng các dịch vụ đã cho khách hàng những lựa chọn thích hợp với chất lƣợng dịch vụ và cũng nhƣ giá cƣớc dịch vụ. Hiện nay, VNPT chƣa có chính sách giá cƣớc đãi ngộ tốt cho những khách hàng lớn, nhất là các khách hàng trả sau, khách hàng trung thành để thu hút và giữ khách hàng. Với những dịch vụ mới dịch vụ giá trị gia tăng thì nên khuyến mại cƣớc thuê bao tháng hay giảm cƣớc tối đa, cho khách dùng thử. Các đối thủ của VNPT đều là những doanh nghiệp mới đƣợc Nhà nƣớc ƣu đãi hơn, nên đối với họ việc định giá cũng dễ dàng hơn, việc quảng cáo khuyến mại, chiết khấu hoa hồng cũng linh hoạt hơn.

Tháng 8/2010, đƣợc sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông, ba mạng di động lớn nhất trên thị trƣờng thông tin di động Việt chiếm thị phần khống chế đã có một đợt giảm cƣớc cao nhất lên tới 15%. Ví dụ nhƣ hiện nay với gói cƣớc trả trƣớc VinaCard của VinaPhone, sau khi giảm cƣớc, cƣớc gọi nội mạng là 1.180 đồng/phút và ngoại mạng là 1380 đồng/phút. Với gói cƣớc

trả sau của VinaPhone có cƣớc gọi nội mạng là 880 đồng/phút, ngoại mạng là 980 đồng/phút và cƣớc thuê bao tháng là 49.000 đồng/tháng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trên thị trường viễn thông tỉnh nghệ an (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)