Năng lực tham gia đấu thầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ec hà nội (Trang 39 - 41)

1. Lý do chọn đề tài:

1.3.4.Năng lực tham gia đấu thầu

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những năng lực về tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý, mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu.

Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt khốc liệt vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình nhằm tạo ra ƣu thế về mọi mặt nhƣ giá cả, chất lƣợng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công

Tài chính

Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, thi công các công trình cần lƣợng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài. Do đó nếu nhà thầu nào yếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo đƣợc tiến độ thi công, chất lƣợng công trình, thanh toán lƣơng cho công nhân viên,....trong trƣờng hợp sự cố xảy ra. Doanh nghiệp nào có sức mạnh về vốn cho phép mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngày

càng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

+ Cơ cấu vốn: Tài sản lƣu động / Tổng tài sản Tài sản cố định / Tổng tài sản Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là cao có thể đáp ứng yêu cầu về vốn của các công trình xây dựng.

+ Khả năng thanh toán : Tài sản lƣu động / Nợ phải trả. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Gía dự thầu

Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.

Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đƣa ra đƣợc mức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải đƣợc chủ đầu tƣ chấp nhận đồng thời phải bù đắp đƣợc chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông thƣờng mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đƣa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 – 5 %. Với các chủ đầu tƣ tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định đƣợc mức giá sàn tƣơng đối chính xác, và nếu nhà thầu nào đƣa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tƣ sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầu trong việc đƣa ra mức giá bỏ thầu. Đƣa ra mức giá bỏ thầu thấp nhƣ vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với nhà thầu khi tham gia tranh thầu.

Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhà thầu cần chú ý:

+ Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trƣờng đặc biệt sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công.

31

+ Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhà nƣớc nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phƣơng về môi trƣờng , về xã hội, ...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ec hà nội (Trang 39 - 41)