Tăng cường uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ec hà nội (Trang 41 - 42)

1. Lý do chọn đề tài:

1.3.5.Tăng cường uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Thƣơng hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tƣợng, kiểu dáng hay là sự kết hợp các phần tử đó, nhằm nhận diện các hàng hóa dịch vụ của ngƣời bán hay một nhóm ngƣời bán và phân biệt chúng với các hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Thƣơng hiệu của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu có tên tuổi trên thị trƣờng là một điều khó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lƣợc lâu dài và đúng đắn. Để giữ đƣợc thƣơng hiệu lại càng khó hơn. Thƣơng hiệu là bản chứng nhận uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng đối với khách hàng. Thƣơng hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, khó thấy rõ lợi ích mà nó mang lại ngay trƣớc mắt những ảnh hƣởng của nó là vô cùng to lớn với các hoạt động của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp tạo đƣợc uy tín với bạn hàng, khách hàng thì đó là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đƣa sản phẩm ra thị trƣờng cho khách hàng lựa chọn nhƣ các ngành công nghiệp khác đƣợc mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thƣơng hiệu, chất lƣợng của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thƣơng hiệu. Thành tích và thƣơng hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao, do đó, cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độ tin cậy của chủ đầu tƣ với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng nhƣ khả năng trúng thầu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ec hà nội (Trang 41 - 42)