Cơ hội và thách thức đối với ACB trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 98 - 99)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3.Cơ hội và thách thức đối với ACB trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

hàng điện tử

3.1.3.1. Cơ hội

ACB là ngân hàng uy tín lâu năm trên thị trường, luôn tự hào là ngân hàng mang đến chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất cho khách hàng. Đối với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng hiện nay, đó chính là điểm tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho ngân hàng ACB.

Nhận thức và khả năng tiếp nhận của xã hội về dịch vụ NHĐT ngày càng cao, thói quen tiêu dùng của khách hàng đang dần dần thay đổi, trình độ dân cư ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHĐT ngày càng tăng lên nhanh chóng. Dịch vụ NHĐT ngày càng được chào đón, phổ biến rộng rãi hơn trong đời sống của người tiêu dùng ở mọi tầng lớp xã hội.

ACB định hướng phát triển ngân hàng số trong dài hạn, có định hướng và chiến lược phát triển cụ thể cho từng giai đoạn. Ngân hàng đã và đang từng bước chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho quá trình phát triển lâu dài và bền vững này từ nhân lực cho đến nguồn lực tài chính,

Hạ tầng công nghệ viễn thông không ngừng phát triển và mở rộng, tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ NHĐT.

Chính phủ đã và đang ban hành, cải thiện và hoàn thiện hành lang pháp lý dành riêng cho lĩnh vực ngân hàng số. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các luật về ngân hàng số và các hoạt động liên quan đến ngân hàng điện tử nhằm hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng số, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các ngân hàng trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo, bảo về quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử.

3.1.3.2. Thách thức

Sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các ngân hàng đua nhau cải tiến và phát triển cả về sản phẩm/dịch vụ và công nghệ, máy móc nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHĐT của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Để lôi kéo, thu hút và giữ chân khách hàng, ngân hàng cần phải nhạy bén, nắm bắt được xu hướng của thị trường, triển khai nghiên cứu, nâng cấp và phát triển sản phẩm dịch vụ, máy móc công

nghệ nhằm luôn dẫn đầu xu hướng, mang đến cho khách hàng đa dạng các sự lựa chọn và trải nghiệm mới trong thời gian ngắn.

Công nghệ càng phát triển thì các tội phạm mạng ngày càng nhiều, thủ đoạn càng tinh vi. Thêm vào đó, ngày càng nhiều liên kết, hợp tác với các bên thứ ba nhằm cung cấp các ứng dụng công nghệ, tiện ích đa dạng cho khách hàng, điều này làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống vận hành cũng như công tác đảm bảo an toàn – bảo mật thông tin cho khách hàng càng phức tạp và khó khăn hơn. Song song với việc phát triển về sản phẩm dịch vụ, công nghệ mới, việc phát triển hệ thống quản lý, đánh giá và cảnh báo rủi ro, hệ thống an ninh, an toàn bảo mật cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn – bảo mật về thông tin cũng như tài sản cho khách hàng là một thách thức to lớn cho ngân hàng ACB.

Ngân hàng đã nghiên cứu, triển khai nhiều chính sách ưu đãi về sản phẩm cũng như các chiến lược phát triển truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của ACB đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chính sách và chiến lược này chưa thực sự phù hợp với tất cả các khu vực địa bàn hoạt động của ACB trên toàn hệ thống. Ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra các chính sách, chiến lược riêng cụ thể cho từng khu vực địa lý, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự thống nhất về sản phẩm/dịch vụ trên toàn hệ thống của ACB.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA ACB ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 98 - 99)