7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng ACB giai đoạn 2017-2020
Với nguyên tắc kinh doanh của ngân hàng là “Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”, ACB trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiếp tục cẩn trọng ở những mảng cần cẩn trọng và sẵn sàng mạnh dạn ở những mảng có thể mạnh dạn, tùy nghi theo khẩu vị rủi ro và điều kiện thị trường, kết quả kinh doanh của ngân hàng ACB trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến rõ rệt.
2.1.2.1. Tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Biểu đồ 2.2. Tổng tài sản ACB giai đoạn 2017 – 2020
Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của ACB đạt hơn 444 nghìn tỷ đồng, tăng 15.9% (61 nghìn tỷ đồng)so với cuối năm 2019, đạt 103% kế hoạch.
Tổng tài sản của ACB đã tăng hơn 160 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ACB trong giai đoạn này khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép bình quân trong 5 năm 2016-2020 là 17%.
Song song với việc tăng trưởng về quy mô, ACB vẫn luôn duy trì một bảng tổng kết tài sản vững mạnh với khả năng thanh khoản tốt trong toàn hệ thống. Cơ cấu tài sản được tiếp tục cấu trúc theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lời trong quy mô tổng tài sản, đạt đến 96% vào cuối năm 2020. Trong đó riêng nợ nhóm 1 chiếm hơn 69% trong cấu trúc tài sản, các tài sản không sinh lời và nợ xấu chiếm dưới 4%, tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn tiền gửi
Huy động vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định đảm bảo nhu cầu vốn cho tăng trưởng tổng tài sản và thanh khoản cao. Quy mô huy động cuối năm 2020 đạt 353 nghìn tỷ đồng, tăng 45 nghìn tỷ đồng (+15%) so với cuối năm 2019, chiếm 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng, đạt 102% kế hoạch năm. ACB tiếp tục chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 79% tổng huy động của Ngân hàng. Tuy nhiên, có thể thấy sự tăng trưởng huy động của ACB giảm rõ rệt trong giai đoạn 2018 so với những năm trước đó. Giai đoạn 2018-2020, tăng trưởng huy động tăng dần trở lại, ngân hàng đã chủ động hơn trong huy động tiền gửi thông qua việc tận dụng tốt lưu lượng tiền gửi không kỳ hạn. Huy đọng không kỳ hạn của ACB trong năm 2020 ở mức 30%, chiếm 22% trên tổng
444,530 383,514 329,333 284,316 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2020 2019 2018 2017 Tổng tài sản
số huy động, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn và cải thiện biên sinh lời. Tỷ trọng CASA của ACB trong giai đoạn này đang ở mức ổn định của ngành.
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Biểu đồ 2.3. % Tăng trưởng huy động của ACB giai đoạn 2017-2020
2.1.2.3. Hoạt động tín dụng
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Biểu đồ 2.4. % Tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2017-2020
Sau giai đoạn tăng trưởng 2016-2017, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức 21%, năm 2018, kết quả hoạt động cho vay của ACB giảm 5% so với 2 năm trước đó. Do sau nửa đầu năm 2018 bùng nổ và sử dụng quá nửa hạn mức tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay của ACB đã giảm có xu hướng giảm để phù hợp với chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN. Và do quy định nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng theo thông tư 16, NHNN quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng là 45% cho năm 2018 và 40% kể từ đầu năm 2019. Vì vậy, số liệu tăng trưởng dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2018-2019 giảm nhẹ so với giai đoạn 2 năm trước đó.
Trong năm 2019, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào quá trình cơ cấu khách hàng và các chiến lược chăm sóc tiềm năng hiệu quả. Năm 2019, ACB tiếp tục chú trọng tập trung tăng trưởng dư nợ phát triển kinh tế theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kết quả đến hết năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 269 ngàn tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 54 ngàn tỷ đồng (+16,6%) so với cuối năm 2018 nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ mức trần tăng trưởng tín dụng. Cho vay khách hàng cá nhân đạt 158 nghìn tỷ đồng vào cuối 2019, tăng 21%, tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cho động lực tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó cho vay của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đạt mức tăng trưởng 10%. Tổng danh mục cho vay nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90% trên tổng số dư nợ cho vay toàn ngân hàng.
Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động cho vay của ACB càng thận trọng hơn. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 16% giai đoạn 2019-2020, giảm 1% so với tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn trước đó 2018- 2019, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn đúng theo kế hoạch của ngân hàng đề ra.
2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)
Biểu đồ 2.5. Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2017-2020
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy năm 2017 là năm đánh dấu cho sự trở lại ngoạn mục của ACB trên thị trường sau thời gian dài xử lý các khó khăn. Lợi nhuận trước thuế của toàn ngân hàng là 2.656 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2016 và vượt 20% kế hoạch cả năm. Tiếp theo đó, năm 2018 là một năm tăng trưởng vượt trội và toàn diện của ACB. Đây là năm cuối cùng trong lộ trình 5 năm của ACB vừa tập trung vào hoạt động ngân hàng lõi, vừa xử lý triệt để các vấn đề còn tồn đọng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế năm 2018 của
2656
6389 7516
9596
2017 2018 2019 2020
Tổng lợi nhuận trước thuế
toàn ngân hàng đạt 6.389 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2017 và vượt 12% so với kế hoạch cả năm.
Lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn trong năm 2019 đạt kết quả khả quan 7.516 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2018 và vượt hơn 3% kế hoạch cả năm mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Tuy chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, song lợi nhuận trước thuế của ACB trong năm 2020 vẫn vượt so với kế hoạch đề ra, đạt 9.596 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2019. Giai đoạn 2017-2020, ACB đã từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, đa dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Thu nhập từ dịch vụ của ACB trong giai đoạn này tăng trưởng khá ổn định.
2.1.3.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ACB đang cung cấp
a. Theo phương thức cung cấp dịch vụ
Ngân hàng ACB hiện cung cấp các phương thức sử dụng dịch vụ NHĐT như mobile-banking, internet banking, máy rút tiền tự động ATM/CDM và trung tâm Callcenter.
Theo đó, khách hàng có thể truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử của ACB theo hai cách: Thứ nhất, đăng nhập vào ứng dụng ACBOnline trên điện thoại. ACBOnline là ứng dụng mobile-banking của ACB, hỗ trợ hách hàng truy cập vào hệ thống NHĐT của ACB một cách nhanh chóng và tiện lợi. Thứ hai, khách hàng truy cập vào hệ thống theo đường dẫn website acbonline.com.vn bằng cả máy tính và điện thoại, chỉ cần có kết nối internet.
Hệ thống NHĐT hiện đang cung cấp những tiện ích như: Quản lý tài khoản( cung cấp cho người dùng các thông tin tổng quát về tài khoản, liệt kê giao dịch tài khoản, quản lý chi tiêu, ...), chuyển tiền, thanh toán dịch vụ (điện, nước, cước điện thoại, hóa đơn, vé máy bay, ...), đăng ký thông tin Westion Union, nộp thuế trực tuyến, gửi tiết kiệm online, đăng ký vay vốn trực tuyến, các dịch vụ liên quan đến thẻ, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, liên kết ví điện tử và một số tiện ích khác.
Các kênh phân phối dịch vụ NHĐT của ACB hiện tại bao gồm máy ATM và CDM. Các dịch vụ của máy CDM đa dạng hơn máy ATM truyền thống. Máy CDM hoạt động như một máy ATM bình thường, thêm vào đó, CDM còn cho phép người dùng nộp tiền vào thẻ/TKTT, chuyển tiền cùng hệ thống ACB và in liệt kê giao dịch. Với tính năng như vậy, máy CDM giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn, không cần chờ đợi tại ngân hàng khi chỉ thực hiện những giao dịch đơn giản, hay cần giao dịch ngoài giờ hoạt động của ngân hàng.
Tính đến 31/12/2020, ACB có tổng cộng 914 máy ATM và CDM và 8102 máy POS đặt tại các cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, ...
Bảng 2.1. Số lượng máy và doanh số giao dịch qua ATM và POS
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020
Số lượng máy ATM (cái) 778 823 900 914
Số lượng giao dịch qua ATM (triệu lượt) 1,9 2,7 3,9 4,1 Doanh số hoạt động qua ATM (tỷ đồng) 35,48 48,2 58,968 61,786
Số lượng máy POS (cái) 6598 7004 7859 8102
Số lượng giao dịch qua POS (triệu lượt) 96 166 287 236,6 Doanh số hoạt động qua POS (tỷ đồng) 12,04 25,56 43,03 35,48
(Nguồn: Báo cáo nội bộ ngân hàng ACB)
Trung tâm Callcenter 24/7 là tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/7 khi có bất cứ khiếu nại, thắc mắc hay những nhu cầu đơn giản cần thực hiện nhanh chóng mà không cần ra ngân hàng như hướng dẫn sử dụng tài khoản, thẻ hay yêu cầu khóa thẻ, tài khoản nhanh chóng. Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ callcenter 24/7 để tham khảo thêm và được tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ACB.
b. Theo nội dung dịch vụ
b.1. Dịch vụ truy vấn thông tin
Trên hệ thống NHĐT của ACB, khách hàng có thể truy vấn tất cả các thông tin giao dịch của mình với ngân hàng như: Kiểm tra thông tin, số dư tài khoản, số dư các tài khoản tiết kiệm, kiểm tra chi tiết các giao dịch đã thực hiện (liệt kê các giao dịch trực tuyến), kiểm tra thông tin, tình trạng các loại thẻ đang sử dụng, số dư thẻ tín dụng, kiểm tra tình trạng các séc đã phát hành, kiểm tra các khoản vay, … Toàn bộ mọi dịch vụ, giao dịch của khách hàng với ACB đều có thể kiểm tra trên hệ thống NHĐT một cách chi tiết.
b.2. Thẻ ngân hàng
Hiện tại, ngân hàng ACB đang cung cấp đầy đủ các loại thẻ như: thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ tín dụng.
b.2.1. Thẻ ghi nợ
Hiện tại ACB đang cung cấp các dòng thẻ ghi nợ như: ACB Green, Visa Platinum Debit, Visa Debit Cashback, Visa Debit, JCB Debit, MasterCard Debit.
ACB không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển các dòng thẻ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng. Năm 2020, ACB cho ra mắt 2 dòng thẻ là ACB Green và Visa Debit Cashback.
Thẻ ghi nợ ACB Green là dòng thẻ ghi nợ nội địa được cải tiến từ dòng thẻ cũ trước đó là ACB2GO.
Visa Debit Cashback – dòng thẻ ghi nợ quốc tế đầu tiên hoàn tiền cho khách hàng khi tiêu dùng. Loại thẻ này được kết nối với 2 loại tài khoản là Tài khoản trực tuyến Ebiz và Tài khoản lương Eco. Đây là dòng sản phẩm hướng đến phân khúc khách hàng tri thức trẻ thành thị, khách hàng sẽ được hoàn tiền khi chi tiêu thẻ như những dòng thẻ tín dụng quốc tế khác. Đây cũng là sản phẩm ACB tập trung đẩy mạnh bán hàng, tiếp thị tới khách hàng do đặc điểm của sản phẩm này rất dễ tiếp cận với người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, dịch vụ thẻ trong ngành ngân hàng rất phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ dừng lại ở tính năng của sản phẩm mà còn thể hiện ở sự đa dạng của sản phẩm, các ưu đãi dành cho người tiêu dùng và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, đưa sản phẩm dịch vụ của ACB đến gần hơn với người tiêu dùng, chiến lược phát triển của ngân hàng là rất quan trọng.
b.2.2. Thẻ trả trước
Thẻ trả trước của ACB bao gồm những dòng thẻ như: Visa Platinum Travel, Visa Prepaid, JCB Prepaid, MasterCard Dynamic.
b.2.3. Thẻ tín dụng
ACB được biết là một trong những ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ tín dụng sớm nhất tại Việt Nam. Ngân hàng luôn không ngừng nỗ lực để phát triển các loại thẻ mới ưu việt hơn, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và tiện ích hơn trong cuộc sống.
Các dòng thẻ tín dụng mà ACB hiện đang cung cấp bao gồm: ACB Express – thẻ tín dụng nội địa mang thương hiệu của ACB, Visa Signature, Visa Platinum, Visa Gold, Visa Business, JCB Gold, MasterCard Gold, Privilege Visa Platinum dành cho khách hàng cá nhân và dòng thẻ ACB Visa Corporate dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Hiện nay, ACB đang là một trong các ngân hàng tập trung đẩy mạnh về phát hành thẻ, nâng cao thị phần thẻ trên thị trường.
b.3. Dịch vụ thanh toán điện tử
Ngân hàng ACB hiện đang cung cấp hầu hết các dịch vụ thanh toán điện tử như thanh toán hóa đơn điện nước, vé máy bay, học phí, cước di động, cước internet, cước truyền hình, ... Bên cạnh đó, NHĐT của ACB còn liên kết với các hình thức thanh toán khác như VNPay, QRCode, hay liên kết với các ví điện tử như MOCA, MOMO, ...