Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 49 - 51)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1.Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GPUB do Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Thông tin chung:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

- Vốn điều lệ: 16.627.372.770.000 đồng tính đến cuối năm 2019.

- Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. - Website: www.acb.com.vn

- ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang trên đà chuyển đổi nền kinh tế với đầy những khó khăn, thách thức, nguyên tắc kinh doanh của ngân hàng là “Quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có. Chiến lược kinh doanh cũng được phác họa trong vài quy tắc đơn giản: chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội kinh doanh, xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ hợp lý…

Những thành quả đầu tiên của ACB là minh chứng cho thấy tương lai của ngành ngân hàng vốn được nhìn thấy từ 25 năm trước: là ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (1994); là ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard (1996) và sau đó là thẻ Visa (1997) giúp khách hàng tiếp cận loại hình thanh toán không dùng tiền mặt còn khá mới mẻ vào thời đó nhưng hiện nay đang

bùng nổ và trở thành xu hướng tất yếu; là NHTM đầu tiên hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ thống này từ năm 2001. Khách hàng không còn bị ràng buộc với chuyện gửi và rút tiền tại một nơi mà đã có thể gửi và rút nhiều nơi.

ACB cũng là ngân hàng tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại rất sớm thông qua chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, bắt đầu từ năm 1997, do các giảng viên nước ngoài giảng dạy. Những kiến thức mới và thực tế tiếp tục được chính các lãnh đạo ACB chia sẻ với nhân viên qua việc đào tạo tập trung, giúp ACB xây dựng nên một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành ngân hàng.

Với sự nỗ lực, hành động thận trọng của ban lãnh đạo ngân hàng, ACB đã không ngừng phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường. Ngày 31/10/2006, ngân hàng ACB chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 21/11/2006.

Trải qua hơn 27 năm thành lập và phát triển, từ một ngân hàng tư nhân nhỏ, ít tên tuổi, Ngân hàng TMCP Á Châu đã vươn tầm phát triển, không ngừng gặt hái những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những ngân hàng Top đầu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường, không ngừng đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội.

2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu bộ máy quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 tại Điều 32.1 về cơ cấu bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2019). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2019). Các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Chiến lược, và Ủy ban Đầu tư. Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở, và các chi nhánh và phòng giao dịch. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 18 phòng, trung tâm và văn phòng trực thuộc Tổng giám đốc.

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở, và các chi nhánh và phòng giao dịch. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 17 phòng, trung tâm và văn phòng trực thuộc Tổng giám đốc. Ngoài ra còn có một số đơn vị có chức

năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Phòng Chuyển tiền nhanh, Trung tâm Khách hàng 24/7 (Call Center 24/7).

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng ACB

Mạng lưới kênh phân phối và nhân lực

Trong năm 2020, ACB đã tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 371 đơn vị, hoạt động tại 48 tỉnh thành trong cả nước.

Khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Đông Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là các thị trường trọng yếu của ACB. Thị trường tín dụng của ACB trên cả nước tăng 11 điểm so với năm 2019, ước đạt trên 3,4%. Thị phần huy động tăng 5 điểm so với năm 2019, ước đạt 3,5%. 137 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh có đóng góp lớn cho thị phần của ACB, chiếm 64% tổng huy động, 46% tổng dư nợ cho vay và mang lại 53% doanh thu.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, ACB có 11.272 nhân viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 49 - 51)