Phát triển mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.Phát triển mạng lưới kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử

Giống như tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ NHĐT, mạng lưới kênh phân phối cung cấp dịch vụ NHĐT là một tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá về sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Mạng lưới kênh phân phối càng rộng thì mức độ nhận diện thương hiệu và mức độ sử dụng của khách hàng càng cao. Các kênh phân phối dịch vụ NHĐT trên thị trường hiện nay bao gồm: máy ATM, máy CDM, livebank, … .

Ngân hàng ACB hiện tại đang sử dụng 2 loại kênh phân phối dịch vụ NHĐT là máy ATM và CDM. Không giống với các ngân hàng khác, ACB không lắp đặt hoặc rất ít lắp đặt các máy ATM/CDM riêng lẻ. Mô hình của ACB chủ yếu là máy ATM/CDM sẽ được lắp đặt cùng với các chi nhánh và phòng giao dịch. Mỗi chi nhánh/ phòng giao dịch sẽ đi kèm 2 máy ATM/CDM. Tùy vào quy mô của chi nhánh/phòng giao dịch, số lượng máy ATM/CDM sẽ tăng thêm hoặc giảm đi với số lượng hợp lý.

Tính đến cuối năm 2020, ACB có tổng cộng 371 đơn vị hoạt động tại 48 tỉnh thành trên cả nước (trong đó có 86 chi nhánh và 285 phòng giao dịch) được phân bố chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội (theo báo cáo thường niên của ACB 2020).

Trong giai đoạn 2017-2020, ACB đã mở thêm tổng cộng 17 chi nhánh/phòng giao dịch. Giai đoạn 2018 – 2019 là giai đoạn ngân hàng ACB phát triển mạng lưới kênh phân phối khá mạnh mẽ khi số lượng chi nhánh/phòng giao dịch được mở thêm trong giai đoạn này lên tới 11 đơn vị (từ 358 đơn vị năm 2018 lên 369 đơn vị năm 2019). Các chi nhánh/phòng giao dịch được mở mới trong giai đoạn này hầu hết được phân bổ đồng đều và rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước, mở rộng mạng lưới hoạt động của ACB.

Đơn vị: Chi nhánh/PGD

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2020)

Ngân hàng ACB hiện đang đứng thứ 2 về số lượng điểm giao dịch trong nhóm các ngân hàng TMCP hiện nay trên thị trường, chỉ sau Sacombank với 552 điểm giao dịch tại Việt Nam (số liệu cuối năm 2020, theo báo cáo thường niên cuae Sacombank). Đứng thứ 3 là ngân hàng Techcombank với 311 điểm giao dịch tại Việt Nam.

Đơn vị: Chi nhánh/PGD

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các ngân hàng)

Biểu đồ 2.7. Top 10 ngân hàng có nhiều điểm giao dịch nhất năm 2020

Tổng số lượng máy ATM/CDM của ACB trên toàn hệ thống hiện nay là 914 máy. Trong đó, máy ATM chiếm số lượng nhiều hơn máy CDM. Ngân hàng ACB mới triển khai và đưa mô hình máy CDM vào thử nghiệm và hoạt động năm 2018, và mới chỉ được áp dụng tại khu vực TP.Hồ Chí Minh. Sắp tới, mô hình này sẽ được đưa vào hoạt động tại Hà Nội. Có thể thấy, ngân hàng đã và đang chuẩn bị mọi thứ cho giai đoạn chuyển đổi chiến lược 2020-2024. Ngoài ra, số lượng máy POS của ACB tính đến cuối năm 2020 là 8102 máy được đặt tại các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, ....

So sánh số lượng kênh phân phối dịch vụ NHĐT của ngân hàng ACB với các ngân hàng TMCP khác trên thị trường hiện nay. Ngân hàng TMCP Techcombank – thành lập năm 1993 – cùng năm thành lập với ACB. Tính đến năm 2020, Techcombank có tổng cộng 311 chi nhánh/phòng giao dịch (bao gồm cả hội sở chính) trải đều 45 tỉnh thành trên cả nước, vẫn ít hơn ACB về số lượng mạng lưới kênh phân phối. Tuy nhiên, số lượng máy ATM của Techcombank tính trên toàn hệ thống đến cuối năm 2020 là gần 1300 máy, và hiện đang dẫn đầu nhóm các ngân hàng TMCP về số lượng máy ATM. Ngoài ra, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng dẫn đầu về doanh số giao dịch Ebanking và thẻ (theo đánh giá của Napas tại Hội nghị Ngân hàng thành viên Napas 2020).

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với hơn 550 chi nhánh/phòng giao dịch, có tổng cộng 1054 máy ATM và 7070 máy POS (theo số liệu báo cáo nội bộ của ngân hàng Sacombank). Ngân hàng TMCP Quân đội (Mbbank) với 300 chi nhanh/phòng

giao dịch trên cả nước (theo báo cáo thường niên của MB 2020), lắp đặt tổng cộng 480 máy ATM và 2500 máy POS trên toàn hệ thống.

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các ngân hàng)

Biểu đồ 2.8. Số lượng máy ATM, máy POS của các ngân hàng năm 2020

Như vậy, mạng lưới các kênh phân phối truyền thống và điện tử của ACB được coi là khá phát triển trong nhóm các ngân hàng TMCP trên thị trường hiện nay về số lượng.

Tuy nhiên, sự phát triển về mạng lưới kênh phân phối dịch vụ NHĐT của ACB lại chưa đồng đều trên toàn hệ thống. Hiện nay, khu vực phát triển mạnh mẽ nhất của ACB là khu vực TP.Hồ Chí Minh. Hơn một nửa số lượng ATM và toàn bộ máy CDM của ACB hiện nay thuộc khu vực TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khu vực TP.Hồ Chí Minh đóng góp phần lớn trong doanh số thu được từ hệ thống dịch vụ NHĐT. Tại các khu vực Hà Nội và các tỉnh/thành phố khác tại miền Bắc, sự phát triển về dịch vụ NHĐT của ACB còn khiêm tốn, nhiều tỉnh/thành phố mới chỉ có một điểm giao dịch của ACB, điều này đồng nghĩa kênh cung cấp dịch vụ NHĐT của ACB còn rất ít và độ phổ biến chưa cao.

Đơn vị: Chi nhánh/PGD

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2020)

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ phân bổ số lượng điểm giao dịch của ACB theo vùng địa lý

Theo bản đồ phân bổ điểm giao dịch theo khu vực địa lý, số lượng điểm giao dịch của ACB tập trung chủ yếu nhiều nhất tại hai khu vực đó là khu vực Đông Nam Bộ và

8102

7070

2500

914 1300 1054

480

ACB Techcombank Sacombank MB

Máy POS Máy ATM

173 88 37 35 17 17 4 Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ Đông Bắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng bằng sông Hồng. Tổng số lượng điểm giao dich của 2 khu vực này chiếm hơn 70% tổng số lượng điểm giao dịch của ACB trên toàn hệ thống . Sự phân bổ không đồng đều này phản ánh mức độ phát triển và độ phổ biến của ACB tại các khu vực trên cả nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU (Trang 58 - 61)