Các chính sách đãi ngộ nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 31 - 43)

6. Kết cấu đề tài

1.2.2. Các chính sách đãi ngộ nhân lực

Chính sách đãi ngộ là các thủ tục, quy định hướng dẫn chi tiết về các hình thức đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp.

Chính sách đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ tài chính

- Lương - Thưởng - Cổ phần

Đãi ngộ phi tài chính

Sơ đồ 1.2: Nội dung chính sách đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp)

a) Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương. Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất

kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Mục tiêu chính chính sách tiền lương nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu quả; Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Tiền lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng mà họ đã hao phí trong quá trình thực hiện công việc được giao. Tiền lương là một công cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất. Nó không chỉ là một khoản chi phí nhằm bù đắp hao phí về sức lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hoặc kìm hãm sự say mê, hứng thú lao động của người lao động, tức là nó quyết định tới năng lực sáng tạo của họ. Do vậy, nhà quản trị cần coi trọng tác dụng đòn bẩy của tiền lương.

Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương được xác định phụ thuộc vào mức lương theo cấp bậc (theo chức danh công việc) và phụ thuộc vào lượng thời gian làm việc thực tế của người lao động.

Công thức tính:

Ltt = Lcb × T Trong đó :

Ltt : là tiền lương thực tế mà người lao động nhận được.

Lcb : là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian có thể là lương ngày, hoặc lương giờ.

+ Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương căn cứ vào chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất ra của mỗi người và đơn giá lương theo sản phẩm.

Công thức tính:

L1= ĐG×Q Trong đó:

ĐG: đơn giá tiền lương trả cho 1 đơn vị sản phẩm L1: tiền lương thực tế mà NLĐ nhận được

Q: số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.

b) Chính sách Tiền thưởng

Là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định. Tiền thưởng đóng vai trò là công cụ bổ trợ và tăng cường sức mạnh đòn bẩy của tiền lương.

“Các hình thức thưởng được áp dụng đa dạng trong doanh nghiệp bao gồm:

-Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh (Theo quý hoặc theo năm);

-Thưởng theo doanh thu bán hàng (theo tháng); -Thưởng do tiết kiệm vật tư, nguyên liệu;

-Thưởng do sáng kiến cải tiến kỹ thuật;

-Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định; -Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với Công ty; -Thưởng do năng suất chất lượng tốt;

-Thưởng do tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký hợp đồng mới.

Là công cụ đãi ngộ nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm với doanh nghiệp. Ví dụ như: ưu tiên mua cổ phần, chia cổ phần cho người lao động…

Khi người lao động được nắm giữ một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp, họ sẽ thấy mình vừa là chủ của doanh nghiệp, vừa là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ vừa được hưởng các chế độ của người lao động, lại vừa được nhận một số quyền lợi do cổ phần mà họ nắm giữ mang lại. Khi đó, họ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bởi họ không chỉ là người làm thuê mà còn là một người chủ. Sự nỗ lực cố gắng của họ là để xây dựng Công ty của chính mình. Vì vậy, hình thức đãi ngộ thông qua cổ phần là rất quan trọng. Nó làm cho người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần, trách nhiệm của họ trong công việc.

d) Chính sách phụ cấp

Là các chính sách của chủ thể kinh doanh dành cho người lao động ngoài chính sách tiền lương chính.

Mục đích xây dựng chính sách các khoản phụ cấp đó là giúp họ tạo ra sự công bằng về đãi ngộ.

Các hình thức phụ cấp trong doanh nghiệp:

- Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.

- Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

- Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

- Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

- Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung cả nước từ 10% trở lên.

- Phụ cấp làm thêm giờ: áp dụng khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định. Có 3 mức phụ cấp bằng: 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương. Nếu làm thêm vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất 30% tiền lương.

e) Chính sách trợ cấp

Là chính sách được xây dựng nhằm hỗ trợ người lao động để giúp họ khắc phục khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể.

Các hình thức trợ cấp cụ thể bao gồm: -Bảo hiểm xã hội:

“Bảo hiểm xã hội là chế độ sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm đảm bảo vật chất chăm sóc phục hồi sức khoẻ cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí, mất sức ... góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Nguồn hình thành của quỹ bảo hiểm xã hội là do người sử dụng lao động đóng 15%, so với tổng quỹ lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động đóng 5% mức lương chính, tiền sinh lời của quỹ, sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.

-Bảo hiểm y tế:

Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc là 3% tiền lương hàng tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 1% tiền lương tháng đối với người lao động thường xuyên hay người lao động hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Đóng bảo hiểm y tế mức 3% tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng do cơ quan bảo hiểm xã hội trích từ quỹ hưu trí trợ cấp sang quỹ khám chữa bệnh đối với người đang hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động ...)”

“-Trợ cấp tự nguyện:

Bảo hiểm y tế tự nguyện: Ngoài các loại trợ cấp ốm đau và tai nạn theo Luật lao động quy định thì các doanh nghiệp còn áp dụng bảo hiểm về răng, bảo hiểm khi giải phẫu, bảo hiểm khám, chữa bệnh ngoại trú, nội trú ...Bảo hiểm y tế tự nguyện được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám, chữa bệnh phù hợp với mức đóng và loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện đã lựa chọn. - Trợ cấp giáo dục: Đây là hình thức các doanh nghiệp tài trợ toàn bộ hay một phần kinh phí cho cán bộ nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề hay trợ cấp một khoản tiền khuyến khích nhân viên học tập để đạt thành tích cao...

- Trợ cấp đi lại: doanh nghiệp có thể trợ cấp bằng tiền dựa trên căn cứ việc đi lại của nhân viên trong quá trình đi làm hay quá trình làm việc. Doanh nghiệp có thể tổ chức xe đưa đón nhân viên đi làm, đi họp hay đi công tác... - Trợ cấp ăn trưa: Dựa trên suất ăn trưa bình quân chung, doanh nghiệp trợ cấp một phần hay toàn bộ suất ăn trưa cho người lao động, nhằm đảm bảo cho người lao động ăn uống đầy đủ lượng và chất, tái sản xuất sức lao động, duy trì sức khoẻ.

f) Chính sách phúc lợi

Chính sách phúc lợi là một trong những chính sách của chủ thể quản lý dành cho lao động được pháp luật bảo hộ. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chế độ bảo hiểm, phúc lợi tuyệt vời cho người lao động như một cách để thu hút nhân tài – phát triển quốc gia.

Chính sách phúc lợi là công cụ giúp người sử dụng lao động thu hút và giữ chân nhân viên.

Chính sách phúc lợi giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro cao với chi phí thấp và làm giảm gánh nặng tài chính.

+ Năng suất của nhân viên được cải thiện khi họ được đảm bảo an sinh cho bản thân và cả gia đình của họ.

+ Phí bảo hiểm được khấu trừ thuế như chi phí của Công ty, và sẽ giúp tiết kiệm cho tổ chức.

Chính sách phúc lợi sẽ giúp người lao động có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của gia đình.

Phúc lợi có hai phần: Phúc lợi theo quy định của Pháp luật và phúc lợi do doanh nghiệp tự nguyện áp dụng.

“-Phúc lợi theo quy định của Pháp luật:

+ Tiền hưu trí: Chủ doanh nghiệp đảm bảo quỹ lương hưu cho công nhân viên đã nghỉ hưu với số tiền thường căn cứ vào số năm phục vụ và mức thu nhập khi còn đang làm việc. Doanh nghiệp chi một số tiền nhất định mỗi tháng cho người nghỉ hưu đến hết đời.

+ Ngày nghỉ được trả lương: Các ngày nghỉ được hưởng lương bao gồm: Nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ ốm đau, nghỉ trong một ca, nghỉ giữa ca, nghỉ hàng tuần,... Chi phí của những trợ cấp này chịu ảnh hưởng từ lương cơ bản của công nhân viên.

+ Nghỉ phép không lương vì chuyện gia đình: Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo thời gian nghỉ phép không lương cho người lao động để chăm sóc con mới sinh, chăm sóc bố mẹ già hay giải quyết những vấn đề gia đình. Sau thời gian nghỉ phép, người chủ doanh nghiệp phải chấp nhận người lao động đó trở lại làm việc ở vị trí cũ hay một công việc có trách nhiệm tương đương.

-Phúc lợi tự nguyện:

+ Tiền hay quà nhân dịp lễ tết: Vào các dịp lễ tết của năm: 30/4 - 1/5, 2/9, tết âm lịch... Doanh nghiệp thường có những khoản tiền hay những phần quà tặng cho nhân viên để khuyến khích, động viên họ, tạo điều kiện để người lao động thực sự được nghỉ ngơi trong những ngày này.

+ Các dịch vụ cho công nhân viên: Tại một số doanh nghiệp còn có các dịch vụ cho nhân viên như: căng tin, nhà tắm hơi, phòng tập thể dục, chỗ đỗ xe miễn phí, xe ô tô đưa đón nhân viên đi làm, bệnh xá, chiết khấu đối với các sản phẩm của Công ty, tư vấn tài chính, hỗ trợ chăm sóc con cái, người già, máy rút tiền tự động tại chỗ, chuyển hoa, giặt khô...

+ Chương trình bảo vệ sức khoẻ: Một số doanh nghiệp áp dụng chương trình bảo vệ sức khoẻ nhằm ngăn chặn bệnh tật như các chương trình cho người nghiện hút thuốc, chương trình thể dục thể thao để tránh căng thẳng.”

g) Chính sách đãi ngộ thông qua công việc

“Chính sách đãi ngộ thông qua công việc là một hình thức của chính sách đãi ngộ phi tài chính. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động thông qua việc mang lại một công việc có thể đảm bảo các yêu cầu là có tác dụng đãi ngộ theo quan điểm của chính người lao động như:

- Công việc mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra để thực hiện.

Thu nhập là động lực đầu tiên thúc đẩy người lao động làm việc nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nhân viên trì trệ trong công việc hoặc bỏ doanh nghiệp ra đi. Thu nhập là tất cả những gì mà người lao động nhận được trong một đơn vị thời gian (thường là một tháng), bao gồm lương, thưởng… Trong đó lương đóng vai trò quan trọng. Thu nhập giúp người lao động nuôi sống bản thân, gia đình và tái tạo ra sức lao động. Bất kỳ ai khi đi làm đều mong muốn có một công việc mang lại thu nhập cao, xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Vì vậy, các nhà quản trị cần kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. - Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động.

Công việc phù hợp với trình độ, tay nghề của người lao động sẽ giúp cho người lao động thấy hứng thú, say mê khi thực hiện công việc. Đó sẽ là động lực để người lao động hoàn thành tốt công việc được giao.

-Công việc có cơ hội thăng tiến

Công việc không chứa đựng cơ hội thăng tiến là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên bỏ việc. Bản thân người lao động khi đi làm đều luôn mong muốn mình được làm “sếp” nên khi công việc của mình chứa đựng sự thăng tiến thì người lao động sẽ cảm thấy hài lòng, thoả mãn, họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc được giao. Hơn nữa, sự thăng tiến còn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không việt nam (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w