7. Kết cấu luận văn
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng
và hay xảy ra lỗi. Do đây là thời đại công nghệ, mọi thứ đều cần sự nhanh chóng, chính xác, vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng. Đường truyền càng ổn định, tốc độ xử lý nhanh chóng, chính xác, ít xảy ra lỗi thì chứng tỏ ngân hàng càng chú trọng vào đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Hệ thống DV NHĐT xảy ra sai xót, các tiện ích, dịch vụ thường xuyên chậm chạp, xuất hiện lỗi sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy bất tiện khi sử dụng dịch vụ, gây tổn hại trực tiếp đến uy tín, hình ảnh cũng như lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
Sự tin cậy và tính an toàn
Bên cạnh những lợi ích thì việc số hóa ngân hàng cũng khiến cho ngân hàng và khách hàng gặp phải một thách thức không hề nhỏ. Đó chính là an toàn và bảo mật thông tin.
Bảo mật, an ninh là một trong những vấn đề lớn nhất của ngân hàng kỹ thuật số. Ngân hàng và khách hàng phải đối mặt với những rủi ro như hacker, virus máy tính… Mặt khác, do khách hàng thiếu hiểu biết, hoặc sử dụng dịch vụ không đúng cách nên đã bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo, gian lận thẻ tín dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Đây cũng là điều mà người tiêu dùng luôn băn khoăn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Vấn đề an toàn bảo mật thông tin luôn là thách thức rất lớn đối với các ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng có hệ thống an ninh, an toàn bảo mật tốt thì dịch vụ ngân hàng điện tử chắc chắn phát triển mạnh mẽ.
1.3. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂNHÀNG ĐIỆN TỬ HÀNG ĐIỆN TỬ
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụngân hàng điện tử ngân hàng điện tử
Luận án của Phạm Thu Hương nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ NHĐT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ NHĐT, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp và mang ý nghĩa thực tiễn để phát triển dịch vụ NHĐT. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố “An ninh và bảo mật” là yếu tố có tác động lớn nhất tới phát triển dịch vụ NHĐT, tiếp theo là yếu tố “Khả năng tương thích của hệ thống ngân hàng lõi”, “Năng lực và kỹ năng của nhân viên”, “Khả năng kết nối công nghệ giữa các đơn vị”, “Cơ cấu tố chức”, “Văn hóa tổ chức” và “Quan điểm về giá trị chiến lược và cam kết hỗ trợ phát triển của quản lý cấp cao”.
Nghiên cứu của Đặng Công Hoàn (2015)
Trong nghiên cứu của Đặng Công Hoàn (2015) về “Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam”, luận án tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM giành cho khu vực dân cư Việt Nam. Trong đó đặt trọng tâm vào nghiên cứu đánh giá sự phát triển, và lợi ích mà việc phát triển dịch vụ TTKDTM mang lại cho dân cư và nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.
Luận án chỉ ra những yếu tố thường có tác động tới sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: “Môi trường kinh tế Vĩ mô và chính sách của Nhà nước”; “Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM”, “Môi trường pháp lý”, “Trình độ dân trí”, “Sức khỏe của các NHTM”, “Yếu tố tâm lý và tập quán của người tiêu dùng”.
Mô hình của Mohammad Ahmadi Nia (2013)
Nghiên cứu này nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Iran. Bảy yếu tố được đưa vào để xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu này bao gồm: Nguồn lực tài chính, Hạ tầng công nghệ, Cơ sở hạ tầng nền kinh tế, Quản lý và Chính sách, Chất lượng nguồn nhân lực, Văn hóa xã hội, Chính sách của Chính phủ. Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi với 200 người sống tại Tehran tham gia. Bảng hỏi khảo sát bao gồm 20 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert để đánh giá.
Kết quả cho thấy “Nguồn lực tài chính” là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Iran. Tiếp theo đó là các yếu tố “Cơ sở hạ tầng nền kinh tế”, “Hạ tầng công nghệ” và “Văn hóa xã hội”.
Nghiên cứu của Choi Lee Goi (2006)
Trong bài viết “ Factors Influence Development of E-banking in Malaysia” của Choi Lee Goi - giảng viên về Tiếp thị Internet, Trường Kinh doanh, Đại học Công nghệ Curtin, Cơ sở Sarawak, Malaysia, năm 2006, tác giả đã nêu ra thực trạng về Phát triển
31
ngân hàng điện tử tại Malaysia và nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng điện tử tại Malaysia lúc bấy giờ.
Các yếu tố được đưa ra có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng điện tử bao gồm: “Chiến lược tiếp thị” của ngân hàng, “Sự phát triển của công nghệ” và “Hỗ trợ từ Chính phủ”. Trong đó, yếu tố “ Chiến lược tiếp thị” của ngân hàng được chia ra thành các yếu tố nhỏ hơn bao gồm: “ Sự quản lý”, “ Marketing”, “ Cách thức kinh doanh” và “IT và IS” ( nguồn dữ liệu, thông tin, công nghệ quản lý, phần mềm, công cụ làm việc, …).
Bên cạnh đó, yếu tố “ An toàn và bảo mật” được nhắc đến như một yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như cần thiết cho sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Nghiên cứu của Meaza Wondimu (2013)
Mục đích chính của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng ngân hàng điện tử tại Ethiopia và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng điện tử tại đây. Nghiên cứu khảo sát tổng cộng 200 nhân viên ngân hàng và 5 quản lý cấp cao tại các ngân hàng ở Ethiopia.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố có sự ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT tại Ethiopia bao gồm: “Nguồn nhân lực”, “Cơ sở hạ tầng CNTT”, “Nguồn lực tài chính”, “Khuôn khổ pháp lý từ Chính phủ” và “Trình độ văn hóa của người tiêu dùng”.
Mô hình của Mahmood Shah, Steve Clarke (2009)
Mahmood Shah, Steve Clarke trong “E-banking Management: Issues, Solutions and Strategies” đã nghiên cứu tương đối toàn diện về DVNH của NHTM.
Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu dịch vụ NHĐT của NHTM. Các yếu tố được nghiên cứu bao gồm: “Công nghệ”, “Nhân lực”, “Quản trị”, “Chiến lược phát triển”.
Những rủi ro và thách thức phát triển dịch vụ NHĐT của NHTM đã được các tác giả đề cập đến trong nghiên cứu và phân tích khá sâu.
Mô hình của Masoomeh Jafarpoor và cộng sự (2014)
Mục đích chính của nghiên cứu là tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dịch vụ ngân hàng điện tử và thăm dò ý kiến của khách hàng về các yếu tố lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Mô hình khung lý thuyết của nghiên cứu được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó của DeLone và McLean ( 1992)
“ Information Systems Success: The Quest for the Dependent Variable. Information Systems Research”.
Tám yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: “Chi phí”, “Thái độ tình cảm”, “Chất lượng công nghệ kỹ thuật”, “Chất lượng dịch vụ”, “An toàn và Bảo mật”, “Sự thỏa mãn”, “Sự tin tưởng và Lòng trung thành”.
Kết quả cho thấy rằng, các yếu tố chính dẫn đến sự thành công của dịch vụ ngân hàng điện tử theo thứ tự lần lượt là: “Chi phí”, “Chất lượng dịch vụ”, “An toàn và Bảo mật”, “Chất lượng công nghệ kỹ thuật”. Bên cạnh đó, các yếu tố như “Thái độ tình cảm”, “Sự thỏa mãn”, “Sự tin tưởng và Lòng trung thành” là các biến phụ thuộc, có quan hệ mật thiết với các yếu tố chính.
Mô hình của Wadie Nasri (2011)
Nasri. W trong nghiên cứu “Factors Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia” năm 2011 tập trung phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại nước này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Tuynidy trong tương lai.
Kết quả cho thấy việc sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Tunisia bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các yếu tố “Sự tiện lợi”, “Rủi ro”, “Bảo mật” và “Kiến thức về internet trước đó”.
Chỉ có “Thông tin về ngân hàng trực tuyến” thì không ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Tunisia. Kết quả cũng đề xuất rằng các yếu tố “Nhân khẩu học” ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng ngân hàng trực tuyến, cụ thể là “Nghề nghiệp” và “Hướng dẫn”.