7. Kết cấu luận văn
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại
2.4.3.1. Chính sách phát triển chiến lược của ngân hàng chưa đồng đều
Sự phân bổ kênh phân phối không đồng đều trên toàn quốc của ngân hàng do chính sách phát triển, định hướng của ACB chưa thực sự hoàn thiện.
Hiện nay, ACB vẫn chỉ đang tập trung chủ yếu vào các vùng, khu vực mà ngân hàng phát triển tốt. Các cơ chế hoạt động, chiến lược phát triển , chính sách sản phẩm dịch vụ của ACB đưa ra chủ yếu tập trung vào các khu vực hoạt động tốt của ngân hàng. Các chính sách này được đưa ra nhằm phát triển hơn nữa tại các khu vực đã phát triển của ACB, rất có lợi cho các khu vực này, tuy nhiên, đối với các khu vực còn chưa phát triển hay kém phát triển hơn, thì các chính sách mà ngân hàng đưa ra không hoặc ít có lợi cho thúc đẩy sự phát triển tại các khu vực kém phát triển.
ACB vẫn chưa có các chiến lược, hoạch định cụ thể, tập trung khai thác nhằm thúc đẩy và phát triển tại các khu vực hoạt động còn kém và chậm phát triển hơn.
2.4.3.2. Thiếu nguồn nhân lực về công nghệ
Như đã trình bày ở phần trên, ACB luôn trong tình trạng thiếu hụt về nguồn nhân lực công nghệ, nhân viên không gắn bó lâu dài với ngân hàng. Nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao luôn thiếu hụt, nhân viên mới chưa vững kinh nghiệm và quy trình công việc, tình trạng công việc thường xuyên quá tải và đình trệ.
Cơ chế lương thưởng tại ngân hàng ACB rất rõ ràng và minh bạch.
Tuy nhiên, mức lương cơ bản còn thấp so với thị trường. Hơn nữa, cơ chế ghi nhận hiệu suất làm việc và thang đánh giá hiệu quả công việc lại quá khắt khe và yêu cầu quá cao so với thực tế. Luôn tồn tại tình trạng một số các công việc không được ghi nhận vào hiệu suất làm việc cũng như kết quả kinh doanh, nhân viên luôn phải những công việc có tần suất thực hiện lớn, nhiều nhưng không được ghi nhận vào kết quả đánh giá hiệu suất công việc, hoặc mức ghi nhận rất thấp.
Thêm vào đó, cơ chế thưởng, đãi ngộ dành cho nhân viên còn thấp, chưa thực sự xứng đáng với công sức mà nhân viên bỏ ra và với kết quả công việc đạt được. Các mức phúc lợi khác cũng chưa thật sự cạnh tranh so với mặt bằng chung trên thị trường ngân hàng hiện nay.
84
2.4.3.3. Hoạt động marketing, truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ, thương hiệu của ACB chưa thực sự hiệu quả
Các kênh truyền thống, quảng bá hình ảnh, sản phẩm/dịch vụ của ACB còn chưa phong phú, phổ biến.
Số lượng các chiến dịch quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn ít và thực hiện chưa đồng đều tại các khu vực trên toàn hệ thống.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT và độ nhận diện thương hiệu của ACB phản ánh rất rõ về chính sách và công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của ACB tới thị trường.
Tuy ACB đã có riêng một bộ phận chuyên trách về truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhưng chưa có sự đồng bộ và cân bằng giữa các chi nhánh cũng như các khu vực hoạt động của hệ thống. Đầu tiên, các hoạt động, chiến dịch cũng như các kênh quảng bá, tiếp thị hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ACB vẫn chưa được nhiều và phong phú. Các hoạt động quảng bá thường xuyên vẫn còn ít và chưa mang tính chất liên tục. Thứ hai, sự phân bổ các hoạt động quảng bá, truyền thông, tiếp thị giữa các khu vực, vùng miền trên toàn hệ thống chưa được đồng đều. Các khu vực hệ thống yếu hơn chưa được đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, quảng bá cũng như chưa có các chính sách hỗ trợ riêng biệt nhằm thúc đẩy thị trường tại các khu vực này.
Đồng thời, chính sách về ưu đãi khách hàng cũng chưa thực sự cân bằng và đồng đều khi các điều kiện để được hưởng ưu đãi trong các sản phẩm dịch vụ NHĐT của ACB khá cao, vẫn tập trung vào phân khúc khách hàng có nguồn tài chính vững chắc, thu nhập cao. Điều này dẫn đến đa số các khách hàng thuộc phân khúc thông thường khó đáp ứng được và ít được hưởng các ưu đãi hơn do không đáp ứng được các điều kiện của sản phẩm.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU