Kiểm soát trên từng hợp đồng kiểm toán:

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

3.4.1. Giao việc:

Trước mỗi cuộc kiểm toán, việc bố trí một nhóm kiểm toán là điều vô cùng quan trọng. Nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán tùy thuộc vào quy mô khách hàng, độ khó, yêu cầu về thời gian. Việc chọn trưởng nhóm sẽ do chủ nhiệm và chủ phần hùn phụ trách. Và các thành viên trợ lý kiểm toán sẽ thường do trưởng nhóm sắp xếp sao cho vừa cân đối được lợi ích và chi phí bỏ ra. Vì mỗi cấp độ tham gia vào nhóm kiểm toán sẽ có một mức phí được tính cho khách hàng khác nhau nên không thể tham gia quá nhiều người ở vị trí cao vì sẽ làm cho phí đối với khách hàng sẽ rất cao.

Tại KPMG phân ra các cấp bậc khách hàng là A, B, C. Những khách hàng loại A là những công ty lớn (FSA- Financial Statement Audit), mang lại nhiều doanh thu cho công ty và đây thường là những khách hàng có độ khó tương đối cao. Trong những khách hàng loại A này thì ngoài trưởng nhóm (Senior in charge) còn có 2 trợ lý kiểm toán cấp 1, 3-4 trợ lý

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân kiểm toán cấp 2. Ngoài ra, tùy đặc thù mà Trợ lý chủ nhiệm (Assistant Manager) sẽ tham

gia thực hiện.

Đối với những khách hàng loại B là các công ty vừa và nhỏ (SE- Small Entity) thì chỉ cần Senior in charged, 1 A1, và 2 A2.

Đối với những khách hàng loại C (VSE- Very Small Entity) thì chỉ cần Senior in charged và 1-2 A2.

Ngoài ra, đối với mỗi khách hàng, công ty có thể bố trí thêm thực tập sinh thực hiện những phần hành đơn giản, tìm kiếm chứng từ, trợ giúp mọi người trong nhóm kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng với số lượng khách hàng ngày càng đông mà số lượng nhân viên có hạn nên mỗi người trong nhóm kiểm toán hầu như đều làm nhiều hơn so với cấp độ của mình, như ngay từ mức độ trợ lý cấp 2 đã phải làm những phần hành khó của A1 như doanh thu, giá vốn,… Mỗi người sẽ làm nhiều việc hơn so với thực tế, điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm toán. Ngoài việc làm nhiều hơn so với quy định, khi vào mùa kiểm toán, mỗi nhóm kiểm toán lại ngày càng bị thu hẹp lại do chính sách cắt giảm chi phí, cơ cấu lại nhân sự. Khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút và trễ hạn kết thúc kiểm toán. Áp lực công việc cao cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lẹ thay đổi nhân viên cao tại KPMG.

3.4.2. Hướng dẫn

Trong mỗi nhóm kiểm toán luôn đảm bảo có ít nhất từ 1-2 người có khả năng, có kinh nghiệm chuyên môn đối với khách hàng để có thể hướng dẫn được các trợ lý chưa có nhiều kinh nghiệm. Mọi người trong nhóm kiểm toán đều hiểu rõ mục tiêu công việc của mình, đảm bảo cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao. Khi có bất kì khó khăn nào được cấp dưới đăt ra, trưởng nhóm đều hướng dẫn tận tình để mọi người có thể hoàn thành công việc, không làm trễ hạn kết thúc. Khi sự việc vượt quá tầm kiểm soát của nhóm trưởng thì đều phải được báo cáo với chủ nhiệm kiểm toán phụ trách hợp đồng và có thể phải lên tới cấp độ chủ phần hùn. Đối với KPMG Việt Nam, thì mỗi cuộc kiểm toán nếu có thể sẽ giữ lại người cũ của hợp đồng đó vì đó là người biết được môi trường, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mọi người trong phòng kế toán để có thể liên hệ, làm việc một cách phù hợp. Nhưng đối với những hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên, chủ nhiệm kiểm toán hoặc chủ phần hùn sẽ ưu tiên lựa chọn những người có kinh nghiệm đối với những khách hàng có cùng ngành nghề tương tự và những người có năng lực chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, vì là hợp đồng năm đầu tiên, cần có người có kĩ năng mềm tốt để có thể thương lượng, làm việc với khách hàng tốt hơn.

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân

3.4.3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia:

Đối với một số hợp đồng kiểm toán đặc biệt phức tạp như kiểm toán trong môi trường tin học hay một số ngành nghề quá đặc thù vượt quá tầm hiểu biết thông thường của kiểm toán viên như: Vàng, bạc, đá quý, dầu khí,… thì đều phải cần sự tham gia của một chuyên gia hỗ trợ. Điển hình nhất là khi tham gia kiểm kho có việc xác định sản phẩm dở dang của những sản phẩm đặc thù như dầu khí, những lĩnh vực đặc trưng,…

Một số chuyên gia trong những lĩnh vực tiêu biểu như chuyên gia về rủi ro tin học như hệ thống phần mềm kế toán của doanh nghiệp sử dụng quá phức tạp hoặc thấy rủi ro về mặt công nghệ dẫn tới báo cáo có chứa đựng sự sai sót tiềm tàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, khi xét thấy có vấn đề quá khó khăn không thể nào tự giải quyết như về mảng tư vấn, thuế thì các trưởng nhóm kiểm toán sẽ cho phép sự tham gia của các chuyên gia bên thuế và tư vấn của KPMG. Khi đó, mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi khách hàng cảm thấy dịch vụ tư vấn và thuế thỏa mãn được nhu cầu thì có thể sẽ ký hợp đồng với những dịch vụ này. Đa phần, dịch vụ tư vấn là mảng dịch vụ có doanh thu rất cao đối với KPMG Việt Nam. Điều này sẽ góp phần gia tăng doanh số của toàn công ty.

3.4.4. Giám sát

Khi bắt đầu thực hiện một cuộc kiểm toán, các trưởng nhóm đều tiến hành phân công công việc cho các thành viên khác. Căn cứ vào biên bản phân công này, các trưởng nhóm có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các công việc được các trợ lý thực hiện hàng ngày. Khi có bất kì một quan điểm nào đó chưa được thống nhất, trưởng nhóm sẽ là người có trách nhiệm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng (Có thể tham khảo thêm chủ nhiệm hoặc chủ phần hùn). Theo tài liệu KAM 18.1815, nếu giữa chủ nhiệm và trưởng nhóm kiểm toán không nhất được vấn đề, thì người soát xét hoặc Giám đốc quản lý rủi ro sẽ đưa ra ý kiến tham khảo. Nếu vẫn chưa giải quyết được thỏa đáng, thì ý kiến của Chủ phần hùn là ý kiến cuối cùng được đưa ra.

3.4.5. Kiểm tra

Việc kiểm tra phải được tiến hành xuyên suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Việc này giúp trưởng nhóm nắm rõ tiến độ công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời. Thông qua kết quả kiểm tra, trưởng nhóm xem xét những vấn đề quan trọng phát sinh, từ đó có thể cân nhắc trong việc điều chỉnh kế hoạch kiểm toán sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Phạm vi và quy mô của việc thực hiện kiểm tra phản ánh mức độ rủi ro trọng yếu

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân và khả năng xảy ra gian lận, cũng như khả năng và năng lực chuyên môn của từng thành

viên trong nhóm kiểm toán.

Việc kiểm tra này được thành hiện theo cả chiều ngang và chiều dọc. Kiểm tra theo chiều dọc là việc kiểm tra giữa các cấp với nhau, từ các trợ lý sẽ được soát xét bởi trưởng nhóm. Sau khi trưởng nhóm soát xét xong sẽ tới chủ nhiệm và cuối cùng là chủ phần hùn Partner kiểm tra. Đôi khi, vì một lý do nào đó (Có thể do khách hàng chứa đựng nhiều rủi ro) cần thêm một cấp soát xét trung gian độc lập giữa các quy định truyền thống để có thể.

Tại KPMG Việt Nam và các công ty thành viên việc soát xét được thực hiện ngay cả trên hệ thống điện tử và trên giấy truyền thống. Trên hệ thống tin học thì khi người cấp dưới thực hiện nút “Mark as prepare” thì người có nhiệm vụ soát xét sẽ xem xét giấy tờ làm việc và đưa ra những “Queries”. Người thực hiện giấy tờ làm việc đó có trách nhiệm phải giải thích được những câu hỏi mà người soát xét đưa ra. Trợ lý thực hiện sẽ được trưởng nhóm soát xét, trưởng nhóm sau khi hoàn thiện sẽ tập hợp cho cấp Chủ nhiệm và chủ phần hùn giám sát. Khi thực hiện nhiều cấp quản lý và soát xét như vậy sẽ hạn chế tối đa được những sai sót trong việc thực hiện giấy tờ làm việc. Điều này đặc biệt hữu ích khi có sự xem xét giấy tờ làm việc từ bên ngoài như hội nghề nghiệp VACPA, các công ty kiểm toán khác có liên quan. Điểm đặc biệt đối với hệ thống Big4 là sự kiểm tra lẫn nhau, khi có một hợp đồng với một công ty Việt Nam nhưng có liên quan tới một tập đoàn ở nước ngoài nhưng không phải do KPMG kiểm toán sẽ được các công ty khác xem xét giấy tờ làm việc như là một quy trình cho việc ra ý kiến kiểm toán đối với tập đoàn.

Đối với việc thực hiện kiểm tra trên hồ sơ giấy truyền thống chỉ được thực hiện trong việc in báo cáo, ít khi thực hiện soát xét các giấy tờ liên quan. Việc này được thực hiện bởi các chủ nhiệm và các chủ phần hùn, khi họ có trách nhiệm kiểm tra được sự liên quan cũng như sự thống nhất đối với các số liệu có trong báo cáo của khách hàng. Việc làm này đảm bảo được rằng báo cáo của khách hàng khi giao được đảm bảo về mặt chất lượng không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt trình bày phải phù hợp với quy định.

KPMG có quy định riêng, chặt chẽ cho việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sau khi hoàn tất công việc kiểm toán nhằm đảm bảo báo cáo kiểm toán được phát hành tuân thủ theo các chuẩn mực và đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng. Quy trình này bao gồm cả hai giai đoạn soát xét trước ngày phát hành bào cáo kiểm toán và sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán:

- Việc soát xét trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về những ý kiến của nhóm kiểm toán và đưa ra kết luận đưa đến việc hình thành báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp cần thiết, KPMG cũng xem xét báo cáo tài chính có

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế “Trình bày báo cáo tài chính” (IFRS- International

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w