SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI KPMG VIỆT NAM: 4.1.1. Ưu điểm:
Lợi thế hoạt động của KPMG Việt Nam chính là thành viên của KPMG quốc tế với thâm niên hoạt động kiểm toán trên những quốc gia có nền kiểm toán được phát triển lâu đời. KPMG Việt Nam được thừa hưởng những chính sách, tài liệu, hệ thống từ KPMG quốc tế và đã được xây dựng thành công tại công ty mẹ. Chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán tại KPMG quy định khá đầy đủ và chi tiết, không chỉ tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mà còn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình kiểm toán được thống nhất trên KPMG toàn cầu giúp việc thực hiện kiểm toán của các nhân viên được thực hiện dễ dàng hơn.
Công tác đánh giá khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán:
Đây là một trong những khác biệt giữa KPMG Việt Nam cũng như các công ty thuộc nhóm Big4 so với các công ty Việt Nam khác. Đa phần các công ty khác ở Việt Nam đều không thực hiện việc này hoặc thực hiện mang nhiều tính hình thức. Nhưng tại KPMG Việt Nam việc này được thực hiện tương đối nghiêm túc và bài bản theo hướng dẫn của công ty mẹ đối với các công ty con thành viên. Trước khi thực hiện một hợp đồng kiểm toán bất kể là lớn hay nhỏ, các thành viên chủ chốt bao gồm chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn và trưởng nhóm kiểm toán đều dành thời gian để tiến hành qua văn phòng khách hàng để tiến hành phỏng vấn đối với kế toán trưởng và thành viển chủ chốt của khách hàng. Nhưng việc này trong thời gian gần đây cũng gặp một số hạn chế sẽ được trình bày ở phần nhược điểm. Hoặc nếu vào mùa kiểm toán, do thời gian không cho phép, KPMG sẽ gửi một bảng câu hỏi cho khách hàng trả lời. Sau khi có kết quả đánh giá được khách hàng, những KTV phụ trách hợp đồng sẽ tiến hành lập bảng kế hoạch kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán tại khách hàng, thời gian ra báo cáo kiểm toán nháp, thời gian ra báo kiểm toán cuối cùng cũng như những vấn đề liên quan. Chính những phương án đánh giá khách hàng chuẩn mực nên KPMG đã tìm kiếm những khách hàng phù hợp đối với chính sách của mình.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện rõ ràng, đầy đủ, mọi người đều biết rõ được
công việc và giới hạn thực hiện của mình tới đâu và được hỗ trợ đầy đủ từ trưởng nhóm. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, việc thu hút được khách hàng rất khó khăn trong khi phí kiểm toán của KPMG cũng tương đối cao thì chất lượng dịch vụ cũng như phong thái làm việc chuyên nghiệp của các nhân viên KPMG chuyên nghiệp tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng. Bằng chứng là KPMG Việt Nam đã giữ được nhiều hợp đồng đối với nhiều khách hàng trong và nước ngoài.
Quy trình tuyển dụng:
Quy trình tuyển dụng của KPMG tương đối nghiêm ngặt và thu hút được nhiều người có tài, có nhiệt huyết đối với công việc. Công tác tuyển dụng có kế hoạch rõ ràng về số lượng, chỉ tiêu tuyển dụng dựa trên nhu cầu thực tại của công ty. Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên cũng được công ty rất quan tâm, lên kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm với các chương trình đào tạo đa dạng, chất lượng tốt. Thêm vào đó, chính sách thăng tiến theo hoạch định con đường nghề nghiệp được phổ cập rất rõ ràng theo từng năm, theo từng cấp bậc trong toàn thể công ty giúp mọi người có thêm động lực trong công việc để đạt được những đánh giá tốt từ cấp trên theo hàng năm. Theo một chuyên viên nhân sự đã từng nói: “Chương trình đào tạo cho nhân viên của KPMG được đánh giá là một trong những chương trình tốt nhất trên thị trường hiện nay”. Do đó, công ty luôn đảm bảo có đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn, am hiểu các kỹ năng chuyên nghiệp vụ cần thiết.
Quy trình kiểm tra, soát xét sau khi thực hiện kiểm toán:
Quy trình kiểm soát của KPMG chặt chẽ, được phổ biến rộng rãi trên toàn công ty. Ngoài việc giám sát, kiểm tra trong quá trình kiểm toán, công ty còn quy định việc soát xét lại của Ban quản lý công ty. Ngoài ra, KPMG còn chú trọng đến việc kiểm tra chéo hàng năm giữa các công ty thành viên. Chính điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đem lại sự tin tưởng của các bên sử dụng báo cáo về các ý kiến kiểm toán đưa ra bởi KPMG. Việc kiểm tra, soát xét báo cáo được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo chiều dọc từ cấp độ trợ lý, trưởng nhóm, chủ nhiệm, chủ phần hùn.
4.1.2. Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm đã đạt được thì không phải KPMG không có những nhược điểm cần phải cải thiện hơn nữa trong tương lai để có thể là nơi tập trung nhân tài trong ngành để giúp công ty giữ vững được thương hiệu cũng như thị phần hoạt động ở Việt Nam.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Công tác đánh giá khách hàng:
Trong thời gian hiện nay, nền kinh tế khó khăn nên việc tìm kiếm khách hàng ngày càng là áp lực đối với công ty hiện nay. Chủ phần hùn tại KPMG sẽ được chia tỷ lệ phần trăm theo hợp đồng mà họ tìm kiếm được. Do đó, nhiều trưởng hợp công ty chấp nhận kiểm toán mà chưa có sự tìm hiểu kĩ lưỡng hay trường hợp chấp nhận khách hàng có nhiều rủi ro để gia tăng doanh thu. Nhưng những rủi ro này mặc dù cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát được của các chủ phần hùn và chủ nhiệm kiểm toán. Nhưng việc phải phổ biến, hướng dẫn cách giảm thiểu những rủi ro này cho nhóm kiểm toán đôi khi sẽ làm mất thời gian. Nhưng nếu không thực hiện như vậy sẽ gây khó khăn cho nhóm kiểm toán khi phát sinh các vấn đề phức tạp trong quá trình kiểm toán.
Mặc dù số lượng khách hàng hiện nay của KPMG là nhiều nhất ở Việt Nam nhưng việc áp lực phải tăng doanh số hàng năm nên việc chấp nhận khách hàng đôi khi được thực hiện chưa đầy đủ thủ tục đối với những công ty nhỏ, phí kiểm toán không cao.
Quy trình kiểm toán:
Mặc dù quy trình kiểm toán được thiết kế theo quy trình chuẩn của KPMG quốc tế phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Nhưng khi áp dụng thực tế tại thị trường Việt Nam là chưa phù hợp đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với những loại hình doanh nghiệp này thì rủi ro là không lớn và những quy trình kiểm toán quá chi tiết là không cần thiết. Mặc dù thời gian thực hiện kiểm toán đối với mỗi khách hàng thường là một tuần, nhưng khi áp dụng quá nhiều quy trình kiểm toán trong cùng một lúc khiến thời gian thực hiện sẽ bị kéo dài gây ảnh hưởng tới việc ra báo cáo nhất là khi vào mùa kiểm toán, có rất nhiều cuộc kiểm toán được thực hiện.
Nhân sự:
Nghề kiểm toán là nghề rất áp lực nhất là vào mùa khi các nhân viên thường phải làm việc một ngày không dưới 12 tiếng đồng hồ. Mọi nhân viên đều phải cố gắng để hoàn thành công việc để có thể ra báo cáo đúng tiến độ. Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều người muốn nghỉ việc và tìm kiếm một công việc ổn định và nhẹ nhàng hơn. Bằng chứng là hàng năm KPMG và các công ty kiểm toán khác vẫn duy trì đều đặn việc tuyển thêm nhân viên mới. Điều này nhiều lúc mang lại cho KPMG thế hệ trẻ năng động và phù hợp với nghề nhưng đồng thời cũng gây lãng phí cho chi phí đào tạo lại nhân viên mới. Trong mùa kiểm toán, có những người không chịu nổi áp lực mà phải nghỉ việc khiến cho tình trạng thiếu hụt nhân viên tương đối trầm trọng, đặc biệt khi số lượng khách hàng của KPMG mỗi lúc một nhiều.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Thêm vào đó, KPMG cũng như các công ty kiểm toán khác kể cả Big4 đang thực hiện chính
sách cắt giảm chi phí tối đa. Những khoản thưởng, trợ cấp của nhân viên có trong những năm trước bị cắt tương đối nhiều trong năm nay. Điều này gây ra tỉnh trạng nản chí không có động lực làm việc trong công ty trong khi áp lực phải làm việc rất nhiều trong mùa kiểm toán.
Giao việc:
Việc thành lập nhóm kiểm toán thường được cho là việc của chủ nhiệm kiểm toán nhưng lại thường được trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Vì chủ nhiệm và giám đốc kiểm toán phải thực hiện rất nhiều việc ngoài công tác chuyên môn thực hiện như: Tuyển dụng, đào tạo nhân viên, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng,,.. Do đó, các vị trí quản lý đều không có nhiều thời gian để hoàn thành các công việc chuyên môn.
Bên cạnh đó, số lượng khách hàng của KPMG rất đông đảo, thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau có nhiều đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, KPMG lại không có chính sách đào tạo nhân viên theo hướng chuyên môn hóa theo từng loại hình doanh nghiệp. Chỉ bắt đầu từ năm 2013 thì KPMG mới phân hóa phòng kiểm toán chuyên phục vụ đối tượng khách hàng tài chính. Vì đây là ngành tương đối khó, đòi hỏi nhân lực trình độ cao và đặc thù, đồng thời lại có phí kiểm toán cao nhất trong tất cả các ngành.
Kiểm tra, soát xét lại:
Hàng năm, KPMG đều thực hiện việc đánh giá giữa các văn phòng trên toán thế giới. Tuy nhiên, thủ tục này chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, KPMG quốc tế thường chỉ chú trọng đến việc kiểm tra các báo cáo kiểm toán do các Giám đốc hoặc các chủ phần hùn mới được bổ nhiệm, những công ty niêm yết trên sàn quốc tế hoặc đối với những ngân hàng hoặc những công ty có quy mô lớn. Ngoài ra, sau mỗi cuộc kiểm toán, công ty vẫn chưa có được biên bản đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có phương hướng phát triển hơn cho những cuộc kiểm toán lần sau.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
4.2. KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁTCHẤT LƯỢNG TẠI KPMG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG TẠI KPMG VIỆT NAM
4.2.1.Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với tình hình kinhdoanh tại Việt Nam doanh tại Việt Nam
Chương trình và phương pháp luận kiểm toán của KPMG được thiết kế nhằm không những đáp ứng được yêu cầu về chuẩn mực của từng quốc gia mà còn ưu việt trong việc tìm ra những rủi ro trọng yếu của khách hàng. Mặc dù vậy, khi thực hiện hoạt động kiểm toán ở Việt Nam đối với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi thực hiện theo những thủ tục của KAM (KPMG Audit Manual) thì tương đối tốn thời gian và không cần thiết phải thực hiện những thủ tục này.
Ban giám đốc KPMG Việt Nam nên thiết lập một quy trình kiểm toán riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu của KPMG Quốc tế, hướng dẫn chi tiết hơn và loại bỏ những thủ tục không cần thiết. Quy trình kiểm toán đòi hỏi phải được thiết kế với từng loại hình doanh nghiệp được kiểm toán. Do đó, trước khi tiến hành một cuộc kiểm toán, dựa trên bảng đánh giá khách hàng, người chịu trách nhiệm hợp đồng kiểm toán cần cân nhắc giữa các yếu tố về loại hình kinh doanh, quy mô, các chuẩn mực, quy định kế toán mà công ty áp dụng, doanh thu, lợi nhuận, khả năng tài chính,… mà thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp.
Bên cạnh đó, trước khi tiến hành thực hiện kiểm toán chính thức, KPMG nên tạo điều kiện cho nhóm kiểm toán tiến hành cuộc kiểm toán sơ bộ, tiếp xúc với doanh nghiệp được kiểm toán nhằm nắm được cơ bản những đặc điểm của doanh nghiệp để có thể thiết kế điều chỉnh hợp lý và tiến hành tốt hơn trong cuộc kiểm toán chính thức.
4.2.2.Xúc tiến việc thực hiện quy trình đánh giá, chấp nhận và duytrì khách hàng: trì khách hàng:
Ban giám đốc cần thực hiện chính sách kiểm soát nhân viên, yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc đánh giá khách hàng, vì nếu đánh giá không kĩ lưỡng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Do đó, công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ công tác đánh giá khách hàng trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán. Trước khi chấp nhận kiểm toán, ban giám đốc công ty cần xem xét các giấy tờ như: bảng ghi chú đánh giá khách hàng, bảng đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, bản cam kết tính độc lập.
Những yêu cầu khi đánh giá khách hàng được thể hiện rõ trong bảng đánh giá khách hàng như:
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Loại hình, đặc điểm kinh doanh,…
Khả năng đáp ứng được yêu cầu kiểm toán từ khách hàng hay không? Có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty và đơn vị được kiểm toán không?
Việc chấp nhận kiểm toán có vi phạm tính độc lập và nguyên tắc nghề nghiệp của các KTV hay không?
…
Và cuối cùng phải ghi nhận rằng có chấp nhân hay không, cân đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra. Về vấn đề đánh giá rủi ro tại công ty khách hàng, công ty nên thông qua việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro khách hàng để xác định mức độ rủi ro theo cấp bậc: Thấp, trung bình, cao, hoặc không chấp nhân hay tiếp tục quan hệ với khách hàng.
4.2.3.Nâng cao chất lượng nhân viên, chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân viên, giữ chân người tài:
Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng, phân công công việc phù hợp với chiến lược phát triển quy mô công ty, tránh gây quá tải dẫn đến năng suất làm việc giảm, ảnh hướng chất lượng kiểm toán và gây ra tình trạng lãng phí. Để đạt được điều này, KPMG cần tập trung vào các vấn đề sau:
Đảm bảo tuyển dụng được các ứng viên thích hợp với công việc: Công ty cần phải thiết lập quy trình tuyển dụng hướng tới mục tiêu tìm kiếm ứng viên phù hợp với công việc. Đối với mỗi ứng viên, cần thiết lập được các quy chuẩn cần thiết giữa trình độ, thái độ, kinh nghiệm. Vì nghề kiểm toán là một nghề tương đối áp lực nên ngoài kĩ năng và thái độ ra, công ty cũng cần phải tìm hiểu được những người có đam mê cao trong công việc. Một người có đam mê sẽ cố gắng vượt qua mọi áp lực để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tạo thêm động lực phát triển từ chính nội tại của công việc như giao thêm phần hành mới cho kiểm toán viên, được kiểm một loại hình doanh nghiệp mới hay đơn giản là đi một nơi mới khác ngoài thành phố sẽ tạo thêm động lực phát triển. Việc này sẽ tạo động lực mới tránh việc lặp lại nhàm chán và tạo hứng khởi cho KTV. Mặc dù ở KPMG thì việc đào tạo đã được thực hiện tương đối tốt nhưng cần phát triển mô hình đào tạo cho những nhân viên còn thiếu kĩ năng và kinh nghiệm để tạo được sự trân trọng đối với nhân viên.
Nhân viên ở đâu cũng vậy, họ sẽ làm tốt hơn nếu như họ nhìn nhận dược sự đóng góp của bản thân trong sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty nên có tổ chức những buổi thảo luận, trò chuyện thân mật giữa cấp trên và các nhân viên trong công ty. Qua đó, nhấn mạnh tầm quan trọng, những đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của công ty, cũng như