Các công ty thuộc nhóm Big4 Việt Nam:

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 49 - 52)

Nhìn chung, những công ty này cùng với KPMG Việt Nam thực hiện tương đối tốt những chính sách về mặt kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán vì đây là những thành viên của Big4 toàn cầu, hệ thống về chuẩn mực chất lượng mang chất lượng quốc tế. Không chỉ đáp ứng những quy định về mặt chất lượng tại Việt Nam mà phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Mỗi công ty xây dựng một chính sách khác nhau. Cụ thể như sau:

(1) Các chính sách cụ thể về mặt kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:

Nếu như tại KPMG Việt quy định việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bằng RMM và KAM thì các công ty khác được quy định bằng những tài liệu tương tự nhưng chỉ khác tên gọi và được điều chỉnh cho phù hợp với quy trình kiểm toán cũng như mục tiêu của từng công ty.

Công ty Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán theo quy trình AS/2 gồm 6 bước: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng hợp, lập kế hoạch kiểm toán cụ thể, thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, công việc thực hiện sau khi kiểm toán.

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân

Công ty E&Y xây dựng quy trình kiểm toán GAM gồm 4 bước: Lập kế hoạch và xác định rủi ro kiểm toán, xác định phương pháp và đánh giá rủi ro kiểm toán, thực hiện kiểm toán, đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.

(2) Đạo đức nghề nghề:

Đa phần các công ty kiểm toán Big4 đều rất đề cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đối với tổng thể công ty và từng cuộc kiểm toán. Đây là những công ty luôn đề cao

đạo đức nghề nghiệp với Big4 hoạt động dựa trên danh dự và uy tính được xây dựng từ rất lâu trên toàn thế giới. Chính sách và hoạt động của Big4 không chỉ tuân thủ với luật lệ của từng nước mà còn phù hợp với riêng của mỗi công ty.

(3) Năng lực chuyên môn:

Trong những công ty Big4 đa phần đều rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ cho mỗi nhân viên để đảm bảo chất lượng thực hiện cho mỗi cuộc kiểm toán, nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mỗi khách hàng.

Một lý do nữa khiến Big4 có nhiệt huyết trong việc đầu tư cho nhân viên vì quy trình tuyển dụng của mỗi Big rất khắc khe và qua đó có thể lựa chọn được những người có nhiệt huyết, có ý chí phấn đấu và trình độ cao.

Trong từng Big sẽ có những khác biệt cơ bản về quy trình đào tạo nhân viên nhưng tựu chung vẫn đem lại cho nhân viên những cơ hội được học tập tuyệt vời. Tất cả cấc nhân viên đều phải tham dự khóa học phù hợp với từng cấp bậc. Hằng nam, các công ty đều tạo điều kiện cho nhân viên được đi học hỏi và tích lũy kinh nghiệm ở các công ty liên kết ở nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ và đôi khi ép các nhân viên phải tham gia các khóa học nâng cao trình độ đạt trình độ quốc tế như ACCA, CPA Australia,…

Một số điểm khác biệt được trích dẫn như sau: Các công ty Big4 với khoảng 500,000 nhân lực trên toàn thế giới, có nhiều tập đoàn toàn cầu có lượng nhân viên bằng và thậm chí nhiều hơn. Tuy nhiên, Big4 được cho là là am hiểu và vận dụng hiệu quả nhất theo phương châm: “Con người là tài sản quý giá nhất của công ty” nhờ các chương trình và cơ hội thăng tiến mà các công ty tạo ra cho cấc nhân viên tùy thuộc vào khả năng và sự cống hiến của họ. Trong kế hoạch kinh doanh năm 2012, Deloitte đặt ra mục tiêu thu nhập của nhân viên phải tăng theo lộ trình vạch sẵn. Về công ty PwC, kế hoạch kinh doanh có tới một phần ba hạng mục dành để nói về các vấn đề về nhân lực và cơ hội thăng tiến của các nhân viên. Còn KPMG lại nêu rõ, một trong các tiêu chí xét tăng lương và thăng tiến cho các nhân viên là thời gian mà nhân viên dành để quan tâm và giải quyết những vấn đề liên quan tới con người.

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân

(4) Giao việc:

Đối tượng khách hàng của Big4 Việt Nam đa phần là những khách hàng rất lớn. Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng khách hàng trong năm 2012 của Big4 đạt khoảng gần 20% thị phần, và doanh thu mà bốn công ty này đạt 55% thị phần. Nếu khách hàng là các công ty niêm yết, thị phần dành cho Big4 là trên 80%. Nêu ra những con số này mới chứng minh được tầm ảnh hưởng của Big4 tại Việt Nam. Vì thế, trước mỗi một cuộc kiểm toán dù lớn hay nhỏ đều được các chủ nhiệm và các chủ phần hùn lựa chọn nhân sự kĩ lưỡng tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của từng thành viên sao cho phfu hợp với yêu cầu và nội dung công việc cần thực hiện.

(5) Giám sát, hướng dẫn quá trình làm việc:

Các công ty Big4 phải tuân thủ triệt để các chính sách của công ty mẹ nên quy trình giám sát cũng phải tuyệt đối tuân theo. Các thành viên trong nhóm giám sát công việc của nhau. Trong nhóm, vai trò của trưởng nhóm là vô cùng quan trọng, vì đây là người hiểu tương đối rõ nội dung công việc và có thể phát hiện sai sót, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời cho từng thành viên.

(6) Duy trì và chấp nhân khách hàng:

Trong những năm trước đây, việc duy trì và chấp nhận được thực hiện tương đối kĩ càng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì sự cạnh tranh tương đối nhiều của các công ty kiểm toán trong nước buộc Big4 cũng phải nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Như các năm trước, công ty tìm hiểu khách hàng về nhiều khía cạnh như: Tính pháp lý, lĩnh vực kinh doanh, có bị dính vào vụ kiện nào hay không, mức độ độc lập cũng như tính chính trực. Nhưng bây giờ, chỉ trừ khi nào khách hàng khó lòng kiểm toán và có rủi ro quá lớn đối với công ty mới từ chối. Trong những năm trước đây, phí kiểm toán của Big4 rất lớn, một hợp đồng không dưới $10,000 nhưng hiện nay E&Y, KPMG, Deloitte đã hạ giá phí đối với những khách hàng nhỏ chỉ còn khoảng $2,000. Chỉ còn duy nhất Pwc vẫn còn giữ được chuẩn mực của mình nhưng trước tình hình cạnh tranh như vậy thì tương lai PwC sẽ tiếp tục hạ thấp giá phí xuống nhằm cạnh tranh với những công ty khác.

(7) Kiểm tra:

Việc kiểm tra được thực hiện xuyên suốt trong cuộc kiểm toán. Trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, trưởng nhóm sẽ là người đại diện kiểm tra, soát xét các giấy tờ làm việc của mỗi thành viên. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, trưởng nhóm sẽ thực hiện việc tổng hợp và trình lên chủ nhiệm và chủ phần hùn kiểm tra, soát xét.

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Nhìn chung, Big4 Việt Nam tuân thủ được những quy định của Big4 toàn cầu trong việc

kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Các quy trình này không những tuân thủ VSA 220, VSQC1 mà còn tuân thủ luôn cả ISA 220, ISQC1 đạt chuẩn quốc tế.

Các công ty đều có bộ phận chuyên kiểm soát chất lượng kiểm toán, có vị trí chủ phần hùn chuyên quản trị rủi ro đối với từng hợp đồng kiểm toán. Các bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng kiểm toán trong toàn bộ công ty. Đối với mỗi khu vực lại thành lập những bộ phận tương tự cho từng khu vực như: Việt Nam- Campuchia, Châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Âu,… Điều này thể hiện được sự thống nhất, xuyên suốt cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 49 - 52)