Các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 52 - 54)

Tác giả đã thực hiện khảo sát một số công ty kiểm toán độc lập thuộc dạng lớn ở Việt Nam và đưa ra một số nhận xét về tính tuân thủ của các công ty này so với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 như sau:

(1) Đạo đức nghề nghề:

Đa phần hai công ty này đều tuân thủ tương đối đầy đủ những quy định về đạo đức nghề nghiệp được quy định tại VSA 220, nhưng quan trọng hơn hết, tất cả đều phải kí một biên bản tuân thủ tính độc lập đối với một khách hàng chuẩn bị thực hiện kiểm toán. Ngoài ra, tính bảo mật thông tin cũng được hai công ty này tương đối chủ trọng, không được tiết lộ thông tin cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của khách hàng.

(2) Năng lực chuyên môn:

Những công ty kiểm toán độc lập lớn đang hoạt động ở Việt Nam nhận thức được giá trị của nguồn nhân lực tới chất lượng kiểm toán nên việc tuyển dụng được thực hiện tương đối nghiêm ngặt và đề cao tính thực dụng đối với công ty. Quy trình tuyển dụng thường gồm 4 vòng: Hồ sơ, test tiếng anh và chuyen ngành, phỏng vấn chuyên ngành, phỏng vấn với nhân sự cấp cao. Nhìn chung, quy trình tuyển dụng đáp ứng được những yêu cầu về mặt chuyên môn của công ty.

Quá trình đào tạo tại công ty cũng tương đối được chú trọng thông qua những buổi tập huấn cho nhân viên mới hiểu hơn về môi trường, văn hóa công ty, cách thức tiếp cận và áp dụng những quy trình kiểm toán của công ty tại một cuộc kiểm toán thực tế là như thế nào. Tuy nhiên, do chính sách cắt giảm chi phí, những cuộc đào tạo này thường được hướng dẫn trực tiếp ngay trong quá trình thực tế. Những công ty kiểm toán lớn cũng tài trợ những khóa học thật sự cần thiết cho sự phát triển trình độ của nhân viên như ACCA. Tuy nhiên các công ty cũng chưa chú trọng lắm tới cơ hội thăng tiến, chính sách đãi ngộ, tạo động lực nâng cao

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân

hiệu quả làm việc. Các công ty cũng chưa nang cao và duy trì chât lượng đội ngũ nhân viên lâu dài.

(3) Giao việc:

Đa phần những công ty kiểm toán ở Việt Nam hiện nay đều thực hiện việc giao việc chỉ khi xuống tới khách hàng được kiểm toán, do không có tài liệu trước để tiến hành. Việc này đôi khi mất thời gian ban đầu nhưng vẫn đảm báo việc được giao cho đúng người, đúng việc.

(4) Giám sát, hướng dẫn quá trình làm việc:

Việc giám sát và hướng dẫn trong quá trình làm việc được thực hiện bởi trưởng nhóm nhằm đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp. Trong trường hợp nếu xảy ra bất đồng trong ý kiến giữa trưởng nhóm và các thành viên, ngoài việc tham khảo ý kiến các thành viên khác thì nếu vẫn không nhất được thì quyết định cuối cùng thuộc về ban giám đốc.

(5) Duy trì và chấp nhân khách hàng:

Việc đánh giá hay chấp nhận khách hàng được thực hiện chưa thật sự tập trung lắm do quan hệ giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra. Họ biết rằng, trong thời gian nền kinh tế khó khăn, ngay cả những công ty Big4 vẫn phải tiếp nhận tương đối nhiều khách hàng thì những công ty phía dưới buộc phải đi theo vòng xoáy đấy. Việc kiểm tra, tiếp nhận khách hàng được thực hiện chủ yếu nhìn nhận các vấn đề như: Tính độc lập, tính chính trực của ban giám đốc, khả năng hoạt động liên tục,… mà không xem xét tới các rủi ro khác như: thời gian thực hiện hợp đồng, các quy trình có thể áp dụng cho các công ty này,… Đó là đối với khách hàng mới, còn đối với khách hàng cũ thì việc tiếp nhận là tỉ lệ gần như 100% và chỉ xem xét việc thay đổi cơ bản như quy mô, môi trường kinh doanh, chính sách kế toán mới áp dụng,…

Nhưng hoạt động này vẫn được đánh giá là ổn định, ít mang lại các rủi ro nhiều và KTV chính chịu trách nhiệm hợp đồng sẽ báo cáo cho chủ phần hùn nếu phát hiện những rủi ro thật sự nguy hiểm tới công ty.

(6) Kiểm tra và soát xét lại:

Các công ty đều thực hiện kiểm tra công việc trong suốt quá trình kiểm toán và sau khi hoàn tất công việc kiểm toán. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhân viên công ty, công tác kiểm tra được thiết kế và vận hành chưa thật sự chặt chẽ. Nhiều thủ tục chỉ mang tính hình thức, không được lưu lại trên giấy tờ làm việc.

Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Về bộ phận soát xét, kiểm tra báo cáo chưa có một bộ phận chính thức mà chỉ tập trung tại

những KTV có kinh nghiệm. Như tại KPMG Việt Nam, việc này được giao toàn bộ cho bộ phận được gọi là “Reporting team”, phòng này có nhiệm vụ dò lỗi, in ấn, canh chỉnh các báo cáo trước khi đưa cho các chủ nhiệm và các chủ phần hùn soát xét. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giảm công việc dành cho các chủ nhiệm và các chủ phần hùn, vì trong mùa kiểm toán, nếu như nhân sự cấp cao phải thực hiện nhiều khách hàng thì sẽ rất vất vả. Hai công ty được khảo sát chỉ được người có kinh nghiệm thực hiện và đôi khi ý kiến chủ quan của người đánh giá, tính khách quan của việc này sẽ không cao.

Nhìn chung, cả hai công ty đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Các chính sách của hai công ty được thực hiện tương đối tốt, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách của công ty còn chưa quy định các vấn đề đến trách nhiệm của nhà quản lý, cơ hội thăng tiến đối với các nhân viên chưa được chú trọng. Nhiều thủ tục chỉ mang tính hình thức, không được lưu lại trên giấy tờ làm việc nên hiệu quả và chất lượng làm việc chưa được cao.

Một phần của tài liệu 2015 - Khoá luận - ĐH Mở Tp.HCM - Phạm Nhật Quang - KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM (Trang 52 - 54)