Động cơ thúc đẩy (motivation)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 (Trang 39 - 42)

- Được dùng để so sánh năng suất làm việc thực tế với sự dự báo trước của dự án được ghi trong bản kế hoạch ban đầu.

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI Nội dung chương bao gồm bao gồm 3 phần:

7.4.3 Động cơ thúc đẩy (motivation)

Định nghĩa: Động cơ là lý do mà con người lựa chọn thực hiện công việc này mà không chọn công việc khác, là lý do mà con người bỏ nhiều công sức và năng lượng vào để làm các công việc của họ

Mỗi người đều có những động cơ thúc đẩy để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân khác nhau. Một số nhu cầu được coi là quan trọng hơn, có trọng số cao hơn những nhu cầu khác, đó là các nhu cầu cơ bản. Các nhu cầu cơ bản sẽ cần được thỏa mãn trước, sau đó các nhu cầu còn lại cũng sẽ có một chút ảnh hưởng tới các hành vi của các thành viên. Khi một nhu cầu đã được thỏa mãn, các nhu cầu khác trở thành các nhân tố thúc đẩy các hành vi tiếp theo của các thành viên trong dự án. Để tìm hiểu về các động cơ thúc đẩy, chúng ta tìm hiểu tháp nhu cầu của con người của Maslow để nắm được những nhu cầu cơ bản và cao cấp của con người, nhờ đó phán đoán được hành vi tiếp theo của các thành viên.

Một số điểm cần lưu ý khi phán đoán hành vi của các thành viên là:

+ Mỗi một người không bao giờ có duy nhất một nhu cầu tại một thời điểm.

+ Trật tự của các nhu cầu không phản ánh sự quan trọng của các nhu cầu đó đối với mỗi cá nhân các thành viên

+ Khi một nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không còn được coi là một động cơ thúc đẩy nữa cho đến khi nó được chu kỳ được quay lại

+ mô hình của Maslow cung cấp một sự tăng trưởng đều đặn của mỗi cá nhân, trong đó không tồn tại một thời điểm nào mà toàn bộ nhu cầu đều được thỏa mãn.

95

7.4.4 Sức mạnh

Định nghĩa sức mạnh là khả năng ảnh hưởng tới người khác. Chủ quyền là quyền ảnh thực hiện những tác động ảnh hưởng tới người khác. Sức mạnh là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình thương lượng.

Các loại sức mạnh (quyền lực) dựa trên vị trí của thành viên trong hệ thống dự án

+ Chính thống theo luật dựa trên các vị trí chính thức của các thành viên trong dự án + Khen thưởng là quyền khen thưởng một thành viên nào đó trong dự án

+ Kỷ luật là quyền phạt một thành viên nào đó trong dự án + Quyền kiểm soát tài nguyên

+ Người kết nối các mạng xã hội

Các loại sức mạnh dựa trên cá nhân được phân thành các loại dưới đây:

+ Chuyên gia (có tri thức và kinh nghiệm)

+ Người tham khảo tới: thông thường mỗi cá nhân hay có những người giới thiệu là những người ở vị trí cao hơn để người khác có thể tham khảo ý kiến về cá nhân khi cần

+ Danh tiếng (những công việc thực hiện trong quá khứ) + Toàn vẹn thể hiện ở tính trung thực và độ đáng tin tưởng

+ Tính văn phòng , công sở thể hiện ở việc hiểu biết các luật, v.v… + Khả năng giao tiếp

+ nắm nhiều thông tin (nắm nhiều thông tin quan trọng)

Việc thể hiện sức mạnh (quyền lực) của các giám đốc dự án: các giám đốc dự án luôn luôn gặp khó khăn trong việc phối hợp các thành viên trong nhóm thực hiện công việc đặc biệt là trong tổ chức có mô hình ma trận xen kẽ giữa vị trí và chức năng. Giám đốc dự án được khuyến cáo nên

96

dùng những loại sức mạnh sau theo thứ tự giảm dần (cách thức ở vị trí đầu tiên là tốt nhất): chuyên gia, khen thưởng, luật chính thống, dùng người tham khảo, kỷ luật (phạt).

Để kết thúc phần bàn luận về sự lãnh đạo, chúng ta cùng tham khảo một câu nói của Lão tử, một nhà triết gia của Trung Quốc: “Nhà lãnh đạo tốt nhất là không để người khác nhận ra sự tồn tại của mình, thứ hai là để người khác ca ngợi và kính trọng, thứ ba là để người khác sợ hãi, tệ hơn nữa là để họ ghét mình. Khi công việc của một nhà lãnh đạo tốt nhất kết thúc, mọi người nói rằng họ đã tự làm công việc đó một mình”

97

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)