Các hoạt động chính của việc kiểm soát dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 (Trang 42 - 43)

- Được dùng để so sánh năng suất làm việc thực tế với sự dự báo trước của dự án được ghi trong bản kế hoạch ban đầu.

8.1.1Các hoạt động chính của việc kiểm soát dự án

CHƯƠNG 8: KIỂM SOÁT DỰ ÁN Nội dung chương bao gồm bao gồm 2 phần:

8.1.1Các hoạt động chính của việc kiểm soát dự án

+ Lên kế hoạch về hiệu suất thực hiện: việc thực hiện các công việc của dự án kèm theo thời gian hoàn thành được thể hiện trong bản kế hoạch phát triển phần mềm ban đầu (SDP), trong lịch thực hiện dự án, và trong một quá trình kiểm soát.

+ Đo đạc trạng thái thực tế của các công việc đang được tiến hành: đây chính là các con số và tình trạng thực tế các công việc đang được thực hiện thế nào, chắc chắn có khác so với trong bản kế hoạch.

+ So sánh tình trạng thực tế này với những kế hoạch đề ra (tất nhiên là bản kế hoạch đã được cập nhật mới nhất- baseline): để tính toán những sai khác với kế hoạch.

+ Tiến hành những hoạt động sửa sai nếu cần để các công việc được thực hiện gần với kế hoạch nhất có thể.

Việc lên một bản kế hoạch đầy đủ và chính xác (được coi là tốt) là điều kiện tiên quyết để thực hiện được tốt việc kiểm soát dự án. Chính vì vậy một lần nữa giai đoạn lên kế hoạch cho dự án được khẳng định lại là một giai đoạn quan trọng nhất.

Nói đến việc kiểm soát một dự án, người ta thường nghĩ đến cần có một ai đó có sức mạnh, có chủ quyền, hoặc có khả năng thống trị một nhóm người mới thực hiện được công việc này, điều này hoàn toàn không đúng. Trong thực tế, việc kiểm soát dự án là hướng dẫn một loạt các hành động được thực hiện để đạt một mục tiêu nào đó.

Nguyên tắc của việc kiểm soát

+ Kiểm soát những hoạt động của dự án, chứ không phải kiểm soát người thực hiện những công việc đó: kiểm soát giúp cho các thành viên của dự án thực hiện công việc hiệu quả hơn và hiệu suất cao hơn.

+ Việc kiểm soát dựa vào những công việc đã được hoàn thành xong: dựa vào những sản phẩm chuẩn xác sẽ đem đi giao cho khách hàng.

98

+ Cần cân đối mức độ kiểm soát trong quá trình phát triển dự án: không nên kiểm soát quá chặt chẽ và cũng không nên quá lỏng lẻo mà nên chọn một mức độ kiểm soát thích hợp với nhân lực hiện có của dự án, nếu kiểm soát quá chi tiết thì sẽ tốn nhiều nhân công, quá lỏng lẻo thì sẽ khó đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 (Trang 42 - 43)