Thực trạng xử lý nợ

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa dnnn trên địa bàn hà nội (Trang 53 - 56)

3) Cấp thứ ba: Nhà nớc tiến hành cổ phần hóa, t nhân hóa hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhà nớc Trung Quốc không nắm giữ bất kỳ cổ phần

2.3.1 Thực trạng xử lý nợ

Trong quá trình sắp xếp lại, thực hiện cổ phần hoá và đa dạng hóa các hình thức sở hữu đối với DNNN, các khoản nợ của doanh nghiệp hiện đang là một trở ngại lớn, gây khó khăn, ách tắc, làm chậm trễ tiến trình này. Do vậy, việc xử lý công nợ của doanh nghiệp phải đợc đặt ra nh là điều kiện, yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hoá và đa dạng hóa các hình thức sở hữu đối với DNNN.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp của Thành phố Hà nội công nợ phải thu khó đòi qua các năm là: năm 1999: 36.635 triệu đồng, năm 2000: 36.169

triệu đồng, năm 2001: 34.831 triệu đồng, năm 2002: 37.017 triệu đồng và năm 2003 là 50.716 triệu đồng. Các khoản nợ này chủ yếu là nợ phải thu khách hàng về tiền bán hàng, dịch vụ, tiền thi công các công trình xây lắp, thu thủy lợi phí từ nhiều năm trớc nhng không thu đợc. Đồng thời còn có các khoản tạm ứng nhng không thu hồi đợc, các khoản cho vay, ứng vốn thi công… nhng không thanh quyết toán, thu hồi công nợ. Nợ phải thu khó đòi là tồn tại về tài chính của doanh nghiệp nhng ảnh hởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, gây nên tình trạng “lãi giả, lỗ thật”, làm mất vốn Nhà nớc. Các khoản nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp ngày càng tăng mà hầu nh các doanh nghiệp không có hớng xử lý hoặc có đề ra hớng xử lý nhng không có khả năng về tài chính để xử lý các khoản nợ này.

Bên cạnh nợ phải thu khó đòi, các doanh nghiệp có khoản công nợ phải trả nhng không có khả năng thanh toán qua từng năm rất lớn: năm 1999: 41.075 triệu đồng, năm 2000: 43.768 triệu đồng, năm 2003 là 50.774 triệu đồng. Các khoản nợ phải trả này phần lớn là nợ ngân hàng, nợ ngân sách nhà n- ớc nhng không có nguồn để trả do kinh doanh thua lỗ, đầu t kém hiệu quả không thu hồi đợc vốn. Các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng tình hình tài chính mất cân đối, nợ vay ngân hàng đã chuyển sang nợ quá hạn, không có khả năng thanh toán cả gốc và lãi, lãi mẹ phát sinh lãi con, số nợ không có khả năng thanh toán ngày càng tăng.

Từ thực trạng của các doanh nghiệp cho thấy cần phải nghiên cứu có cơ chế xử lý nợ phù hợp hơn.

Theo điều 10 và 11 Nghị định 64/2002/NĐ-CP quy định:

Đối với các khoản nợ phải thu:

Doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trớc khi cổ phần hoá theo cơ chế hiện hành. Trờng hợp đến thời điểm cổ phần hoá còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý nh sau:

Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ là không có khả năng thu hồi, không xác định đợc trách nhiệm cá nhân, tổ chức thì dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu thiếu thì phần chênh lệch đợc trừ vào kết quả kinh doanh, giảm lãi tại thời điểm cổ phần hoá. Trờng hợp các nguồn trên không đủ bủ thù phần chênh lệch đợc trừ vào phần vốn nhà nớc tại doanh nghiệp trớc khi cổ phần hoá.

Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi do nguyên nhân chủ quan và đã quy đợc trách nhiệm thì xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để bồi

thờn. Phần tổn thất sau khi đã trừ phần thu hồi đợc xử lý nh quy định tại ý 1 điều này.

Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, con nợ đang tồn tại nhng không còn khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhng vẫn không thu hồi đợc thì xử lý nh quy định tại ý 1 điều này.

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp có thể bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ. Phần tổn thất từ việc bán nợ đợc xử lý nh quy định tại ý 1 điều này.

Đối với các khoản nợ phải trả:

Doanh nghiệp phải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trớc khi thực hiện cổ phần hoá hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.

Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần đợc xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận nhng không thấp hơn giá bán cổ phần cho các đối tợng khác ngoài doanh nghiệp.

Trờng hợp doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì xử lý nh sau:

+ Đối với các khoản nợ thuế và nợ ngân sách: doanh nghiệp đợc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ hoặc hỗ trợ vốn đầu t theo quy định của chính phủ.

+ Đối với các khoản nợ đọng vay Ngân hàng thơng mại: doanh nghiệp thoả thuận với Ngân hàng cho vay để đợc giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, giảm lãi suất vay hoặc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần.

Các Ngân hàng thơng mại có trách nhiệm xử lý các khoản nợ đọng theo quy định hiện hành.

+ Đối với các khoản nợ nớc ngoài có bảo lãnh thì ngời bảo lãnh và doanh nghiệp phải thoả thuận với chủ nợ để khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ và bố trí nguồn để trả nợ. Nếu không thoả thuận đợc, ngời bảo lãnh phải lãnh hoặc thoả thuận với ngời bảo lãnh để chuyển thành vốn góp trong công ty cổ phần.

+ Đối với các khoản nợ nớc ngoài do doanh nghiệp tự vay không có bảo lãnh thì doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nguồn để thanh toán hoặc thoả thuận với chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, tuy Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xử lý các khoản công nợ và tài sản tồn đọng trớc khi cổ phần hoá. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.

Cha quy định cụ thể các biện pháp xử lý nợ tồn đọng trớc chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng mới chỉ giới hạn ở các khoản nợ không có khả năng thu hồi với các bằng chứng nh: con nợ đã bị giải thể, phá sản, bị chết hoặc đang thi hành án hoặc đang bỏ chốn trong khi ngời thân có quan hệ thừa kế không có khả năng thanh toán nợ. Còn những khoản nợ tồn đọng khác do cơ chế cũ để lại, con nợ vẫn tồn tại nhng khó có khả năng thu hồi hoặc đã phát sinh quá lâu, hồ sơ tài liệu thất lạc, Giám đốc, kế toán trởng đã nghỉ hu hoặc thuyên chuyển công tác nên khó khăn trong việc đối chiếu xác định trách nhiệm đối với khoản nợ hoặc nhiều khoản nợ nhỏ, thu thập hồ sơ gốc gặp khó khăn, đơn vị mắc nợ ở xa, chi phí đòi nợ còn lớn hơn cả khoản nợ phải thu nhng doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn phải kế thừa và không xử lý đợc. Hơn nữa trong nhiều trờng hợp không xác định đợc trách nhiệm bổi thờng của các cá nhân (giám đốc, kế toán trởng) do họ đã nghỉ hu từ lâu. Vì vậy, cần có cơ chế xử lý dứt điểm các khoản nợ trên trớc khi thực hiện cổ phần hoá DNNN. Nên xử lý vấn đề này theo hớng cho phép doanh nghiệp chuyển đổi loại trừ, giảm vốn chủ sở hữu Nhà nớc đối với các khoản nợ trên hoặc chuyển giao các khoản nợ đó cho một định chế trung gian của Nhà nớc để tiếp tục theo dõi xử lý nếu đến thời điểm chuyển đổi vẫn cha xử lý xong.

Bất cập về nguồn tài chính để giải quyết, xử lý dứt điểm công nợ tồn đọng trớc chuyển đổi.

Trên thực tế, việc xoá nợ, khoanh nợ trong quá trình cổ phần hoá diễn ra khá phổ biến, trong khi đó hầu nh không có quy định cụ thể nào về vấn đề này nh về điều kiện, mức nợ đợc khoanh, đợc xoá, trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi đợc khoanh nợ, cũng nh vấn đề giải quyết thiệt hại cho các ngân hàng, cơ quan bảo hiểm xã hội... Bên cạnh đó, nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc của Thành phố không có đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho tất cả các doanh nghiệp trong việc giải quyết nợ bảo hiểm xã hội cho ngời lao động và thanh toán các khoản nợ đối với các ngân hàng thơng mại. Do vậy tính công bằng đối với ngời lao động ở các doanh nghiệp khác nhau khó có thể giống nhau. Từ đó xuất hiện những mâu thuẫn, bất bình đẳng về vật chất giữa những ngời lao động trong những doanh nghiệp chuyển đổi có vốn nhà n- ớc khác nhau.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa dnnn trên địa bàn hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w