Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 66 - 67)

I. Mục tiêu và định hớng phát triển thuỷ sản

1. Những căn cứ xác định mục tiêu

1.1. Những quan điểm cơ bản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản

 Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục là mũi nhọn trong phát triển kinh tế thuỷ sản, trớc hết là kinh tế biển, có vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế đất nớc, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng biển.

 Xuất khẩu thuỷ sản phải chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên và kinh tế thơng mại là chủ yếu sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật và kinh tế công nghiệp là chủ yếu, chuẩn bị điều kiện để tiến tới kinh tế khai thác trí tuệ và khoa học những năm sau năm 2015.

 Xuất khẩu và chế biến xuất khẩu thuỷ sản phải gắn mật thiết và trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của khai thác, nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở cơ cấu kinh tế hợp lý với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế, tạo tích luỹ lớn để tái sản xuất mở rộng, nhanh chóng tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, thực hiện song song các mục tiêu: phát triển năng lực sản xuất, tái tạo và phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trờng, tái tạo và phát triển sức lao động nghề cá.

 Xuất khẩu thuỷ sản phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị; phối hợp hài hoà với phát triển sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu tại chỗ và tiêu dùng nội địa; mở rộng nhập khẩu bổ sung nguyên liệu cho tái xuất khẩu.

 Phát triển xuất khẩu và chế biến thuỷ sản phải dựa trên thực hiện chiến lợc con ngời, đổi mới tổ chức quản lý, chuyển hẳn từ quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân sang quản lý chủ yếu bằng tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w