I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam
2. Sơ lợc về tình hình sản xuất thuỷ sản thời gian qua
2.2. Ngành công nghiệp chế biến
Theo Bộ thuỷ sản, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nớc nhà đang có bớc phát triển khá nhanh trong thời gian qua về số lợng nhà máy chế biến cũng nh công suất chế biến. Nếu nh năm 1991, cả nớc mới có 136 nhà máy chế biến thuỷ sản, thì 10 năm sau đó (2000) đã có khoảng 260 nhà máy chế biến. Số lợng nhà máy chế biến trong giai đoạn 1991-2000 đã tăng gần 2 lần. Đến năm 2005 cả nớc có 439 cơ sở chế biến trong đó có 320 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu với tổng công suất cấp đông 4.262 tấn/ngày. Chất lợng sản phẩm thuỷ sản chế biến không ngừng đợc nâng lên do nhiều cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghệ tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Số lợng các cơ sở chế biến đợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9: Cơ sở chế biến của ngành qua các năm
Năm 1991 1995 1999 2000 2001 2002 2003
Số cơ sở chế biến 136 168 198 260 300 320 332
Nguồn: Thông tin khoa học công nghệ_Tạp chí kinh tế thuỷ sản 7/2004
Năm 2001, ngành công nghiệp chế biến đã cung cấp cho xuất khẩu 87 ngàn tấn tôm đông, 74 ngàn tấn cá đông, 21 ngàn tấn mực đông, 18 ngàn tấn nhuyển thể và giáp xác khác đông Sang năm 2005, tổng sản l… ợng thuỷ sản chế biến là 415.459 tấn, trong đó có 149.871 tấn tôm đông, 208.071 tấn cá đông, 27.945 tấn mực đông, 11.806 tấn mực khô và hàng ngàn tấn thuỷ sản chế biến các loại khác. Năm 1999, có 18 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam, đến năm 2005 đã có 171 doanh nghiệp đợc đa vào danh sách 1 xuất khẩu thuỷ sản vào thị trờng EU. Thêm vào đó, có 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP, đủ điều kiện xuất khẩu vào Hoa Kỳ, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
vào Trung Quốc và 251 doanh nghiệp chế biến đáp ứng các yêu cầu an toàn vệ sinh đối với thị trờng Hàn Quốc. Tuy nhiên, số lợng cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn của Châu Âu chỉ chiếm khoảng 16% tổng số nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên dới 10 năm, trang thiết bị chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ, nếu không đợc đổi mới hoặc nâng cấp thì khó mà đảm bảo đợc các yêu cầu chế biến cả về số lợng và chất lợng. Do vậy, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hiện mới chỉ chiếm 14%-15% lợng hàng xuất khẩu và đó cũng chính là một lý do quan trọng giải thích hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nớc khác (Thái Lan chẳng hạn).
Năm 2006, Bộ Thuỷ sản sẽ tập hợp các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu để hoạt động thử nghiệm theo mô hình tập đoàn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Bộ Thuỷ sản cũng phấn đấu hoàn thành cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc và tổ chức 3 tổng công ty là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam, Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long, Tổng công ty hải sản Biển Đông theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Nhà nớc năm giữ 51% vốn điều lệ.
Cùng với cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc, Bộ Thuỷ sản cũng khuyến khích phát triển mô hình quản lý công cộng, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất liên kết giữa các doanh nghiệp và liên kết giữa các khâu sản xuất, dịch vụ, chế biến, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lợng cao và khối lợng lớn.