Thị trờng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 40 - 48)

II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

2. Thị trờng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Theo thống kê của FAO, năm 2002, với 2,03 tỷ USD xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới. Đến năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản đạt 2738,72 triệu USD, Việt Nam đợc xếp trong danh sách 10 nớc xuất khẩu thuỷ sản

nhiều nhất thế giới. Thị trờng xuất khẩu không ngừng đớc mở rộng, hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở trên 105 nớc và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trờng lớn và khó tính nh EU và Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn tập trung vào một số thị trờng chính nh Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc. Hiện các doanh nghiệp đang có xu hớng mở thêm các thị trờng mới để tránh tình trạng bị lệ thuộc vào một số thị trờng, giảm bớt khó khăn khi có những biến động tại các thị trờng này.

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trờng trên thế giới giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: triệu USD.

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 KNXKTS 761,45 817,99 938,87 1478,61 1777,48 2022,82 2199,57 2400,78 2738,72 Nhật Bản 382,77 357,53 383,07 469,47 465,90 537,46 582,84 772,20 785,87 Mỹ 39,24 80,15 130,03 301,30 489,03 654,98 777,65 602,97 617,17 EU 75,17 93,39 89,98 71,78 90,74 73,72 116,74 231,53 380,90 Châu á (trừ Nhật Bản) 236,50 234,82 272,99 412,40 475,50 497,80 290,93 413,86 378,04 Thị trờng khác 27,77 52,1 62,80 233,66 256,31 258,86 431,41 380,22 576,74

Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005

Bảng 12: Cơ cấu thị trờng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2005. Đơn vị tính: % Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cả nớc 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nhật Bản 50,26 43,7 40,8 31,7 26,2 26,5 26,5 32,1 28,7 Mỹ 5,2 9,8 13,8 20,3 27,5 32,7 35,3 25,1 22,5 EU 9,8 11,4 9,6 4,8 5,1 3,6 5,3 9,6 13,9 Châu á (trừ Nhật Bản) 31,0 28,7 29,1 27,9 26,7 24,6 13,2 17,2 13,8 Các thị trờng khác 3,7 6,4 6,7 15,3 14,5 12,6 19,7 16 21,1

Nguồn: Trung tâm tin học Bộ Thuỷ sản_Số liệu thống kê thuỷ sản các năm 1997-2005

Thị trờng Nhật Bản từng là thị trờng truyền thống quan trọng nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Thay cho vị trí nhập khẩu độc tôn của thuỷ sản Việt Nam vào những năm 80 và đầu những năm 90, đến nay kim ngạch xuất khẩu vào Nhật chỉ còn khoảng dới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Từ năm 1997, do những ảnh hởng của biến động kinh tế khu vực, sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật tăng thuế hàng bán đã khiến hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh cả về khối lợng và giá. Năm 1997, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật chiếm 50,26%, rồi liên tục giảm xuống qua các năm, đến năm 2003 còn 26,5%, năm 2004 tỷ lệ này có tăng lên nhng không nhiều (31,2%) nhng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 28,7%. Mặc dù từ năm 2001 đến nay, thị trờng Mỹ luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, nhng về lâu dài, Nhật Bản vẫn là thị trờng chiến lợc và là thị trờng chính của thuỷ sản Việt Nam và bất cứ biến động nào của thị trờng này cũng gây ảnh hởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản nớc ta.

Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, đồng Yên liên tục mất giá, nhng quan hệ thơng mại Việt-Nhật vẫn có những bớc phát triển khá tốt, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng của Việt Nam sang Nhật vẫn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 1997, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 382,77 triệu USD, năm 2001 đã tăng lên 465,9 triệu USD, năm 2003 đạt 582,8 triệu USD, năm 2005 là 785,87 triệu USD và xu hớng sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2006 là 1.409 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang thị trờng Nhật là 345,5 triệu USD, chiếm 24,83%.

 Thị trờng Mỹ

Mỹ đang là một thị trờng nhiều triển vọng mà Việt Nam mới bắt đầu khai thác và hoàn toàn có thể làm đối trọng với thị trờng Nhật. Từ năm 2001 đến nay, Mỹ là thị trờng nhập khẩu thuỷ sản chiếm vị trí số 1 đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và sẽ là thị trờng có rất nhiều triển vọng vì sức mua rất lớn, giá cả tơng đối ổn định và đều có xu hớng tăng. Mức tiêu thụ thuỷ sản của ng- ời Mỹ ngày càng tăng mạnh do xu hớng ngày càng có nhiều ngời Mỹ sử dụng sản phẩm thuỷ sản cho bữa ăn chính của gia đình. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản Mỹ, ngời Mỹ hiện sử dụng khoảng 80% tổng sản lợng thuỷ sản thế giới, trong đó có hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu. Tại Mỹ có khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nớc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì thế, Mỹ trở thành thị trờng xuất khẩu thuỷ sản hấp dẫn đối với tất cả các nớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trờng Mỹ liên tục tăng qua các năm: 6 triệu USD vào năm 1994 lên 489,03 triệu USD năm 2001, năm 2003 đạt 777,65 triệu USD và 617,17 triệu USD năm 2005. Mỹ đã trở thành thị trờng chiếm vị trí quan trọng hàng đầu về thị phần của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ 5,2% năm 1997 lên 27,6% năm 2001, năm 2003 chiếm tỷ trọng cao nhất từ trớc tới nay (35,3%). Nhng đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 22,5% sau một loạt các tranh chấp thơng mại, các khoản tiền ký quỹ, chống bán phá giá gây tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Sang năm 2006, trong 6 tháng đầu năm, giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trờng này đạt 260,8 triệu USD, chiếm 18,43% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nớc.

Mặt hàng thuỷ sản Việt Nam đặc biệt đợc a chuộng ở Mỹ là tôm sú cỡ lớn (16-20 con/pound trở lên). Giá tôm sú xuất vào thị trờng Mỹ cao hơn vào thị trờng Nhật Bản. Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ từ Việt Nam trong vài năm gần đây nh sau: tôm đông lạnh 33%; cá fillet đông lạnh 15,5%; cá ngừ hộp 7,8%; tôm hòm 6,1%. Tỷ trọng tôm sú Việt Nam đi vào thị trờng này

chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu, đang có xu hớng tăng nhanh, có thể đa lên 50% do có những trì trệ tại Nhật Bản và EU. Mặt hàng xuất khẩu vào thị trờng Mỹ còn mở rộng cho các mặt hàng tơi sống nh cá ngừ đại dơng, cá thu, cua. Dù có sự gia tăng đáng kể, giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam mới chỉ chiếm cha tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ (nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của Mỹ khoảng 10 tỷ USD).

Nhng Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trờng khổng lồ này. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam với một số nớc còn thấp, do đây là thị trờng mới thâm nhập. Thị trờng Mỹ có hệ thống phân phối khá bài bản, nhng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tiếp cận đợc các nhà nhập khẩu, cha với tới các nhà bán lẻ và siêu thị. Bên cạnh đó, hệ thống luật thơng mại của Mỹ rất phức tạp, hơn nữa Mỹ cũng là nớc có năng lực mạnh về sản xuất thuỷ sản, nhất là các loại cá. Do vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính các chủ trại nuôi cá, tôm ở Mỹ. Trong thời gian qua đã xảy ra rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trờng Mỹ. Đó là việc các nhà sản xuất cá nheo của Mỹ đã thực hiện các biện pháp hạn chế việc hạn chế xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa của ta, họ tuyên truyền cá của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi trong điều kiện ô nhiễm. Đồng thời, một số nghị sỹ Mỹ yêu cầu áp dụng luật chống bán phá giá do giá cá của ta rẻ hơn cá catfish của Mỹ khoảng 1USD/kg. Đáng chú ý là ngày 1/7/2000 họ còn đa ra quốc hội Hoa Kỳ dự thảo luật HR2439 gọi là “country of origin labelling bill” (nhãn mác của nớc xuất xứ). Vào ngày cuối cùng của năm 2003 đã đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất trong năm của ngành thuỷ sản, khi Việt Nam là một trong sáu nớc nằm trong danh sách bị liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) kiện bán phá giá tôm tại thị trờng nớc này. Với những hành động mang nặng tính bảo hộ mậu dịch của Mỹ sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Vì vậy cần phải thờng xuyên theo

dõi nắm bắt thông tin kịp thời để chống lại ý định và những việc làm vô lý của họ.

 Thị trờng EU

Đây là thị trờng khó tính với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lợng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhng vẫn có nhiều triển vọng vì chấp nhận mặt hàng đa dạng để thoả mãn cả nhu cầu cao cấp của ngời châu Âu bản địa và nhu cầu của cộng đồng ngời nhập c, trong đó có Việt kiều. Sức bán lẻ và phân phối thực phẩm của EU đã tăng đáng kể đối với các sản phẩm cắt khúc, cắt miếng đóng gói cao cấp và các sản phẩm giá trị gia tăng. Từ thực phẩm đông lạnh đã xuất hiện xu hớng chuyển sang các bữa ăn đợc chế biến sẵn ở dạng làm mát. Về giá cả, thị trờng châu Âu chấp nhận giá cao hơn thị tr- ờng châu á, từ 1,1 đến 1,4 lần và khá ổn định, do đó phù hợp với mong muốn của các nhà chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam.

Vào năm 1997, Việt Nam đợc chính thức xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm đông, cá đông, cá hộp, mực, thịt tôm hỗn hợp và các sản phẩm thuỷ sản khác. Tuy vậy, vẫn còn phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam đợc xuất sang EU thông qua các công ty Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Hiện tại, hàng thuỷ sản Việt Nam vẫn có nguy cơ cha đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lợng, an toàn và vệ sinh thực phẩm của EU do chất lợng nguyên liệu cha tốt, điều kiện an toàn vệ sinh và trang thiết bị hạn chế, cha phù hợp.

Đến cuối tháng 11/1999, EU đã quyết định đa Việt Nam vào danh sách I các nớc đợc xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Thị trờng EU tuy không tăng nhiều về tỷ trọng (dao động ở mức từ 3,6% đến 13,9%) nhng đây vẫn là thị trờng có nhu cầu ổn định và là thị trờng đối trọng mỗi khi có biến động tại Mỹ và Nhật.

Một điều đáng mừng là trong sáu tháng đầu năm 2006, giá thị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trờng EU đạt 294,3 triệu USD, chiếm thị phần 20,86% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 89,4% so với cùng kỳ năm 2005.

Rõ ràng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trờng châu Âu đã có sự tăng trởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đến nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thuỷ sản trong hoạt động xúc tiến thơng mại, đa dạng hóa thị trờng và sản phẩm, đảm bảo chất lợng, an toàn thực phẩm, vợt qua những rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mới đây, Uỷ ban Liên minh châu Âu đã công nhận thêm 38 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản vào thị trờng EU, nâng tổng số doanh nghiệp đợc công nhận lên 209. Tuy để đợc công nhận là khó, song để đứng vững và đảm bảo tăng trởng bền vững trên thị trờng này còn là điều khó hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến và các khâu hoạt động có liên quan phải không ngừng quan tâm, cảnh giác.

Thị trờng châu á (trừ Nhật Bản)

Trung Quốc và Hồng Kông là hai thị trờng có nhiều tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản lớn và đang tăng nhanh với chủng loại sản phẩm đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao nh các loài cá sống cho đến các loại sản phẩm có giá trị thấp nh cá khô. Tuy nhiên, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc còn quá ít ỏi, do quan hệ thơng mại và thanh toán giữa 2 nớc còn nhiều khó khăn. Hàng thuỷ sản chủ yếu xuất bằng đờng tiểu ngạch và cũng chỉ bán sang một số tỉnh vùng biên giới phía Đông Nam, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc tiếp cận đợc còn rất ít. Cần đặc biệt chú ý thị trờng tốt cho các loài cá nổi cỡ nhỏ miền Bắc và miền Trung. Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu vào hai thị trờng này ngày càng tăng, từ 117,1 triệu USD năm 1999 lên 316,7 triệu USD vào năm 2001 và giữ mức tăng trởng đều đến năm 2003 đạt 497,803 triệu USD. Nhng đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trờng này là 62,253 triệu USD, chỉ còn bằng 96% so với cùng kỳ năm trớc. Điều đó gây thất vọng một chút vì Trung Quốc là thị trờng có rất nhiều dự báo về sự chuyển mình vơn lên vị trí số 1 thế giới trong tơng lai gần.

Đối với các thị trờng nh Indonesia, Philippines (và thêm cả Bắc Phi), khối lợng cũng nh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta tơng đối thấp, các mặt hàng không đa dạng. Nguyên nhân là do khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam và các nớc này tơng đối giống nhau.

Các nớc châu á là thị trờng rất quan trọng, chiếm từ 13%-31% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Có một nghịch lý là mặc dù không xa về mặt địa lý nhng khả năng bán sản phẩm thuỷ sản Việt Nam ở đây còn yếu. Nếu chịu khó đi sâu tìm tòi đợc khách hàng là các nhà phân phối cho thị trờng bản địa thì việc nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm chế biến đóng gói nhỏ bán ở các siêu thị không phải là quá khó khăn.

Trong sáu tháng đầu năm 2006, tại khu vực châu á (trừ Nhật Bản), chỉ có xuất khẩu thuỷ sản tới Đài Loan và Campuchia là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2005 còn kim ngạch xuất khẩu tới các thị trờng khác đều tăng lên, trong đó xuất khẩu tới Singapore tăng trởng cao, tới cuối tháng 6/2006 đạt 22,6 triệu USD, trái ngợc với xu hớng giảm sút kéo dài suốt năm 2005.

 Các thị trờng khác

Với chủ trơng mở rộng, đa dạng hoá thị trờng, ngoài các thị trờng chính ở trên, Việt Nam mở rộng thị trờng xuất khẩu thuỷ sản sang các nớc khác nh Australia, Newzeland, Mexico, Canada, Đông Âu, châu Phi Kim ngạch xuất…

khẩu thủy sản vào các thị trờng này đợc duy trì qua các năm. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 62,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 6,7%), năm 2003 đạt 431,41 triệu USD (chiếm 19,7%) và đến năm 2005 con số này đã lên đến 576,74 triệu USD (chiếm tỷ trọng 21,1%). Các thị trờng này chủ yếu nhập khẩu sản phẩm tơi sống, sơ chế hoặc nguyên liệu đồng thời là khu vực cạnh tranh với nớc ta về xuất khẩu. Mặt khác do nền kinh tế của các nớc này không ổn định nên xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào các thị trờng này cũng không đợc ổn định.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w