Tiềm năng thuỷ sản

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 28 - 31)

I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam

1. Tiềm năng thuỷ sản

Tiềm năng hải sản vùng biển

Bờ biển nớc ta dài, vùng biển rộng nhng không phải nơi nào cũng có những loài hải sản nh nhau, khả năng khai thác nh nhau và cũng không phải lúc nào cũng có thể đánh bắt trên mọi vùng biển. Tuỳ theo mỗi nơi mà có những đặc điểm khác nhau và những thế mạnh riêng. Chẳng hạn vùng biển

Trung Bộ có rất nhiều cá, tôm hùm, Bắc Bộ có tôm he, cá; vùng biển Nam Bộ có nhiều mực, tôm. Mỗi vùng có nhiều loại hải sản khác nhau làm cho hải sản nớc ta vô cùng phong phú.

Theo thống kê, biển Việt Nam có trên 2100 loài cá biển, trong đó có trên 130 loài có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 298 loài san hô cứng cùng hơn 10 loài san hô sừng, đó cha kể nhiều loại hải sản đáng chú ý khác nh giáp xác, nhuyễn thể…

Theo tài liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, tổng trữ lợng hải sản từ biển trong vùng nớc thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện tại ớc tính vào khoảng 3-3,5 triệu tấn trong đó lợng cá nổi chiếm 62,7% và cá đáy chiếm 37,3%. Tổng khối lợng có thể đánh bắt từ các nguồn thuỷ sản này ớc tính từ 1,2-1,4 triệu tấn/năm (khoảng 40% tổng trữ l- ợng thuỷ sản) mà không làm ảnh hởng đến tiềm năng nguồn lợi. Trữ lợng và khả năng khai thác giữa các vùng đợc phân bố nh sau:

Bảng 4: Trữ lợng và khả năng khai thác tại các vùng biển Việt Nam

Khu vực Trữ lợng (Tấn) Khả năng khai thác (Tấn)

Vịnh Bắc Bộ 681.160 272.470

Biển Trung Bộ 606.400 243.000

Biển Đông Nam Bộ 2.185.890 734.000

Biển Tây Nam Bộ 316.628 143.000

Giữa Biển Đông 150.000 60.000

Tổng 3.940.078 1.452.470

Nguồn: Tạp chí thuỷ sản số 4/2005

Tuy vậy nguồn lợi biển không phải là vô tận. Nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp khai thác hợp lý, đúng đắn thì nguồn lợi hải sản sẽ cạn kiệt nhanh chóng nh đối với các loài chim, thú rừng ở Việt Nam. Có thể đơn cử vài ví dụ, vào những năm 1990-1994 hàng nghìn tàu kéo tôm trà sát ở vùng Biển tỉnh Minh Hải và Kiên Giang đã làm cạn kiệt nguồn lợi tôm của

vùng mà trớc đó đã đợc mệnh danh là mỏ tôm. Trong 3 năm từ 1990-1993, hàng ngàn màng lới đã chặn bắt tôm he bố mẹ đang trong mùa sinh sản ở cửa Ba Lạt khiến những năm sau bãi tôm he ở đây đã cạn.

Trong hai thập kỷ gần đây, nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị khai thác khá triệt để nhng nguồn lợi xa bờ hầu nh còn để ngỏ. Nếu đánh giá theo vùng và theo độ sâu của biển, vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lợng hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm tới 49,7% khả năng khai thác của toàn bộ vùng biển, vịnh Bắc Bộ chiếm 16%, vùng biển Nam Trung Bộ chiếm 14,3%, biển Tây Nam Bộ 11,9%, cá nổi đại dơng 7,1% và các gò nổi 0,15%.

Tính ra, biển nớc ta có khoảng 4000 hòn đảo. Một số đảo lớn nh Phú Quốc, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Lý Sơn, Bạch Long. Vì nằm ở những ng trờng lớn nên rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản.

Nguồn lợi thuỷ sản n ớc lợ

Môi trờng nớc lợ là vùng cửa sông, ven biển, vùng rừng ngập mặn, đầm phá với đặc điểm là có sự hoà trộn giữa nớc biển và nớc ngọt từ các dòng sông đổ ra. Theo thống kê, nớc ta có 186 loài cá nớc lợ chủ yếu, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao nh cá song, cá hồng, cá tráp, cá đối về tôm có tôm sú,…

tôm lớt, tôm he ấn Độ, tôm rảo, tôm nơng. Ngoài ra các loài nhuyễn thể nh trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc và 90 loài rong tảo đều là những nguyên liệu tốt cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.

Nguồn lợi thuỷ sản n ớc ngọt

Môi trờng nớc ngọt bao gồm các vùng ao hồ, sông, suối, ruộng, hồ chứa trong đất liền. Tổng diện tích của môi trờng nớc ngọt trong toàn quốc là 1,04 triệu ha. Những năm qua, thực hiện phát triển sản xuất theo mô hình VAC, có tới 80% diện tích ao hồ nhỏ đã đợc sử dụng để nuôi cá, tôm, 30% diện tích ruộng trũng ngập đợc kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, tổng cộng đợc khoảng 340.000 ha. Tính ra, có tới 544 loài thủy sản nớc ngọt, trong đó các loài cá

chép, rô phi, cá tra, trôi, bống tợng, tai tợng, mè vinh, trê, lóc, sặc rằn đã là…

đối tợng nuôi lâu năm, ngày càng cho sản lợng lớn.

Trên đây là vài nét sơ lợc về tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam để qua đó có những đánh giá đúng đắn về nguồn lợi nhằm tổ chức khai thác tốt hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w