III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp trên địa bàn
3. Nhóm các giải pháp liên quan đến đất đai và hạ tầng cơ sở
3.1 Về đất đai
Thực hiện mục tiêu ưu đãi đối với các vấn đề liên quan đến đất đai cho các doanh nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi và bức xúc nhất trong quá trình đầu tư của Bắc Ninh nói chung và của Việt Nam nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, Bắc Ninh cần thực hiện một số giải pháp sau:
Đầu tiên, trong khi chờ Chính phủ đưa ra quyết định giảm giá thuê đất, UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong việc thuê đất tại các KCN (có thể từ nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp mà tỉnh được hưởng).
Việc thu hút các doanh nghiệp vào các KCN là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, nó không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn tạo cơ sở
cho sự phát triển bền vững của Bắc Ninh. Chính vì vậy, tỉnh uỷ cần tập trung các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực tài chính (các quỹ hỗ trợ) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN. Bắc Ninh có thể học tập kinh nghiệm của những địa phương khác (như Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hà Nội) như: sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ việc di dời, hỗ trợ doanh nghiệp thuê đất hoặc giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ giảm từ khoản mà tỉnh được hưởng),… cho các doanh nghiệp khi họ có nhu cầu đầu tư vào các KCN, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN khi họ có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra, tỉnh có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể trả tiền thuê đất trong nhiều lần thay vì phải trả một lần như trước đây.
Thứ hai, trước mắt trong khi chờ sửa đổi Luật đất đai, tỉnh cần nghiên cứu biện pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “con” (ngoài giấy chứng nhận cấp cho cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng) nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thế chấp vay vốn Ngân hàng khi cần thiết (giấy chứng nhận “con” này không thể dùng để chuyển nhượng vào các mục đích khác ngoài thế chấp Ngân hàng để vay vốn).
Thứ ba, một trong các biện pháp hữu hiệu nhất nâng cao hiệu quả sử dụng các KCN là tỉnh không tiếp tục mở rộng việc xây dựng các KCN trên địa bàn.
Bắc Ninh là một trong số những tỉnh thành “đất chật, người đông” (diện tích khoảng 807 km2, đến tháng 12 năm 2006 mật độ dân số là 1 163 người/km2); Bắc Ninh lại có khá nhiều KCN (08 KCN có quy mô lớn), 25 cụm công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và 62 làng nghề truyền thống. Vì vậy, một trong những biện pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các KCN
là Bắc Ninh không nên tiếp tục xây dựng các KCN mới để tránh tình trạng đầu tư “dàn trải” vừa gây lãng phí nguồn lực vừa làm giảm hiệu quả sử dụng các KCN trong quá trình đầu tư phát triển.
3.2 Về cơ sở hạ tầng
Đầu tiên, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN ở Bắc Ninh như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, … nhằm giảm thiểu những chi phí phát sinh khi nhà đầu tư đầu tư vào các KCN và cung cấp các dịch vụ cho KCN một cách đồng bộ với giá hợp lý.
Dịch vụ cung cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, viễn thông,… là những dịch vụ quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Để có thể nâng cao tính hấp dẫn của các KCN, những dịch vụ không những cần được cung cấp một cách kịp thời mà cần có một mức giá thoả đáng; tạo điều kiện thuận lợi có điều kiện giảm chi phí so với đầu tư vào địa điểm khác.
Tiếp đến, tỉnh cần đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào các hạng mục hạ tầng.
Do đầu tư vào các hạng mục hạ tầng kỹ thuật nhìn chung phải cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách ưu đãi (như: giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp khi xin cấp phép xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng;…) là một trong những biện pháp quan trọng kêu gọi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN, đặc biệt là trong trường hợp nguồn ngân sách của tỉnh còn rất hạn hẹp.
4. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ
4.1 Các dịch vụ KCN
BQL các KCN và các cơ quam liên quan cần có những biện pháp cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN một cách đồng bộ và hợp lý. Để làm được điều này, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư xây dựng các khu dân cư, khu đô thị gắn liền với các KCN nhằm hoàn thiện hệ thống cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp như: hệ thống cung cấp nguyên vật liệu; nhận gia công, chế biến;… cũng như hệ thống cung cấp các dịch vụ như: nhà ở, trường học,… phục vụ nhu cầu đời sống người lao động.
Thứ hai, cần có các biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi các chủ đầu tư đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê cũng như việc xây dựng các trường tư thục, các trung tâm vui chơi giải trí,… liền kề các KCN nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho các nhà đầu tư cũng như người lao động làm việc trong các KCN.
Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở cho công nhân cần gắn liền với các giải pháp về vấn đề đất, vốn và tổ chức kinh doanh nhà. Theo đó, quỹ đất dành để xây dựng nhà phải được giải quyết ngay từ khâu thiết kế quy hoạch KCN.
4.2 Thành lập các nhóm nghiên cứu, nhóm tư vấn nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
Thứ nhất, hình thành các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau như: cung cấp thông tin pháp luật, thông tin thị trường, tổ
chức các khoá huấn luyện kiến thức kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh doanh,…
Với việc tập trung các doanh nghiệp trên một địa bàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cung cấp thông tin, tư vấn cho những doanh nghiệp này. Tỉnh uỷ cần hỗ trợ cho việc hình thành một vài trung tâm tư vấn các KCN. Những trung tâm này (có thể do tỉnh uỷ thành lập hoạt động không vì lợi nhuận) sẽ cung cấp những dịch vụ từ đơn giản (ví dụ có thiết bị văn phòng như máy tính, máy Fax,… phục vụ một số doanh nghiệp nhỏ); cung cấp thông tin pháp luật, thị trường, thực hiện dịch vụ kế toán, dịch vụ vệ sinh… đến các dịch vụ phức tạp hơn như tư vấn quản lý, tư vấn pháp luật, mở khoá bồi dưỡng ngắn hạn;…
Thứ hai, xây dựng trang chủ (Website) cho các KCN tại Bắc Ninh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng phương thức thương mại điện tử.
BQL các KCN Bắc Ninh cần mở một trang chủ trên mạng Internet (Website) để thông qua đó tự giới thiệu, tự quảng cáo cho các KCN cũng như cho các doanh nghiệp trong các KCN. Đồng thời, cũng dễ dàng liên lạc, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư khi họ có ý định tham gia đầu tư vào các KCN của Bắc Ninh. Bên cạnh đó, BQL các KCN cũng cần tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN thành lập những trang Web riêng có của công ty nhằm cung cấp thông tin, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như khách hàng của mình.
Thứ ba, thành lập các nhóm nghiên cứu yêu cầu của các nhà đầu tư và xu hướng đầu tư trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng các yêu cầu đó cũng như
cung cấp những thông tin cần thiết cho chủ đầu tư khi họ có ý định đầu tư vào các KCN tại Bắc Ninh.
V. Kiến nghị
Nhằm giảm thiểu những khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của các KCN trên địa bàn, BQL cũng như chính quyền địa phương cần nghiên cứu đưa ra các kiến nghị đối với Trung ương như sau:
Thứ nhất, nhà nước cần rà soát các văn bản pháp lý liên quan sửa đổi, bổ sung và chi tiết hoá tạo điều kiện thực thi pháp luật một cách nhất quán trong việc cấp phép đầu tư vào các KCN nói riêng và đầu tư nói chung. Cụ thể như: Đối các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nhà nước nên uỷ quyền cho BQL các KCN cấp các loại giấy tờ có liên quan ngay từ khi chủ đầu tư muốn tham gia kinh doanh.
Hệ thống văn bản pháp lý hiện nay còn chưa được hoàn chỉnh, chồng chéo, không nhất quán. Việc rà soát lại các văn bản pháp lý, bãi bỏ những quy định không phù hợp, cụ thể hoá và nhất quán cách hiểu các văn bản pháp lý không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong công việc điều hành nền kinh tế. Thông qua giải pháp này, chúng ta có thể thảm thiểu được hệ thống rườm rà, phức tạp đồng thời hạn chế được tình trạng “nhũng nhiễu” của cán bộ quản lý trong quá trình xét duyệt những thủ tục liên quan trong quá trình cấp phép đầu tư vào các KCN.
Thứ hai, nhà nước cần tiếp tục ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm giúp các nhà đầu tư cũng như người lao động không phải theo cơ chế “nhiều cửa, nhiều nơi” với những thủ tục phức
tạp gây tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Thứ ba, nhà nước nên nghiên cứu nhằm tăng thêm quyền hạn của chính quyền Bắc Ninh nói riêng và chính quyền của các tỉnh (thành phố) khác nói chung trong việc chủ động đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư như: ưu đãi về thuế, về giá đất,… nhằm tạo tính chủ động hơn cho các tỉnh thành trong việc thu hút đầu tư vào các KCN.
Thứ tư, nhà nước cần uỷ quyền cho BQL các KCN cấp các loại giấy phép như: giấy phép xây dựng, giấy phép lao động,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như người lao động nhằm giảm thiểu công sức của họ trong quá trình xin cấp phép.
Trên đây, là một số giải pháp và kiến nghị đối với nhà nước mà trong quá trình nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu tôi đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các KCN trên địa bàn của tỉnh Bắc Ninh.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực tập ở phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, cùng với sự giúp đỡ rất tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cô, chú, anh, chị trong phòng đã giúp đỡ. Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô trong khoa Kế hoạch – Phát triển; đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy Thạc sĩ Vũ Cương đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị,…trong phòng Tài chính - Kế hoạch cùng các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch – Phát triển đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Danh mục các chữ viết tắt: 1. BQL 2. KCN 3. KCX 4. UBND 5. HĐND 6. VĐT Ban quản lý Khu công nghiệp Khu chế xuất Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân Vốn đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục lục
Số...38 KẾT LUẬN...73
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ:
Số...38 KẾT LUẬN...73