Sơ lược quá trình phát triển các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 31 - 36)

bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến nay

I. Sơ lược quá trình phát triển các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh Ninh

1. Quá trình phát triển các cụm công nghiệp Bắc Ninh

Từ năm 1998 (sau 01 năm tái lập tỉnh), Bắc Ninh đã quyết định thực hiện thí điểm 04 cụm công nghiệp là: Cụm sản xuất thép Châu Khê – Đa hội quy mô 13,5 ha; cụm sản xuất giấy Phong khê quy mô 12,7 ha; cụm sản xuất đỗ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang quy mô 12,7 ha và cụm công nghiệp đa ngành Đình Bảng quy mô 14,7 ha. Việc phát triển các cụm công nghiệp nói trên đã giải phóng lực lượng sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn đã lấp đầy và đòi hỏi phải mở rộng. Qua đó, Bắc Ninh rút ra bài học có giá trị sâu sắc trong việc chỉ đạo xây dựng các KCN sau này.

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 25 cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến 654,1 ha; tổng vốn đăng ký 2 384 tỷ đồng và gần 3,5 tỷ USD; giải quyết cho 805 cơ sở sản xuất kinh doanh (trong đó 30,02% là các tổ chức kinh tế, còn lại là các hộ kinh doanh cá thể).

Trong quá trình phát triển, các cụm công nghiệp Bắc Ninh đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các KCN. Các cụm công nghiệp Bắc Ninh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa linh hoạt vừa có khả năng tiếp cận đối với các doanh nghiệp trong KCN để thực hiện các dịch vụ: Cung cấp nguyên

vật liệu, gia công sản phẩm, thu gom chế biến phế liệu, cung cấp lao động, dịch vụ vận tải,…

Các cụm công nghiệp còn là bước đệm chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và di dời vào các KCN. Bởi vào các KCN có yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, quy mô và chất lượng đầu tư. Cho nên, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp trong nước đều muốn vào các cụm công nghiệp để tiết kiệm chi phí. Nhưng khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định và ổn định về thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp lại muốn mở rộng sản xuất vào các KCN để lấy hình ảnh, thương hiệu KCN nhằm tăng uy tín trên thị trường; hưởng các chế độ ưu đãi, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2. Quá trình phát triển các Khu công nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh tăng nhanh chóng. Hiện nay, trên toàn tỉnh đã có 08 KCN có quy mô lớn. Các KCN đã được quy hoạch, xây dựng và phát triển góp phần làm phân bố lại khu vực kinh tế; tạo thành hai khu vực phát triển công nghiệp và nông nghiệp rõ rệt. Cụ thể:

2.1 KCN Tiên Sơn

Được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ – TTg ngày 19/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ do Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Vigracera) làm chủ đầu tư. KCN được khởi công vào tháng 12 năm 2000. Với vị trí thuận lợi, nằm giữa Quốc lộ (QL) 1A và QL1B, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km, cách cảng biển Cái Lân 120 km.

KCN Tiên Sơn được quy hoạch theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 với quy mô là 350 ha, đến năm 2002 (sau 2 năm thành lập) KCN được mở rộng với diện tích quy hoạch đã lên đến 600 ha; tổng số vốn đầu tư hạ tầng 916,2 tỷ đồng. Đây là KCN sạch để tiếp nhận các dự án sản xuất hàng cơ khí điện tử, tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, …

2.2 KCN đô thị Quế Võ

Được thành lập theo Quyết định số 1224/QĐ- TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích đất quy hoạch là 636 ha (được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu là 336 ha ). Tổng vốn đầu tư là 531 tỷ đồng do công ty cổ phần phát triển Kinh Bắc làm chủ đầu tư. KCN được khởi công vào tháng 04/2003.

KCN có vị trí thuận lợi, sát QL 18 tuyến sân bay Nội Bài – Thành phố Hạ Long, gần QL 1B, cách Hà Nội 33 km, cách sân bay Quốc tế Nội bài 33 km, cảng Cái Lân Quảng Ninh 110 km, cảng Hải Phòng 100 km.

Bên cạnh KCN là khu đô thị, dân cư, dịch vụ 120 ha để phục vụ cho KCN.

2.3 KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn

Diện tích đất quy hoạch là 230,8 ha, được thành lập theo Văn bản số: 319/TTg – CN ngày 28/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 1179/QĐ – CT ngày 01/07/2005 của Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. KCN có vị trí nằm gần nút giao thông lập thể giữa QL 1B và đường tỉnh lộ 295. Cách Thủ đô Hà Nội 20 km, cách sân bay Quốc tế Nội bài 31 km, cách cảng biển Cái Lân 122 km.

KCN được thành lập để kêu gọi các dự án sản xuất cơ khí, điện, điện tử, thủ công mỹ nghệ, dệt may và hàng tiêu dùng.

2.4 KCN đô thị Yên Phong

Diện tích quy hoạch là 740,73 ha; trong đó diện tích dành cho xây dựng KCN là 340,73 ha. Còn lại 400 ha dành cho xây dựng khu đô thị.

KCN do tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng làm chủ đầu tư. KCN có vị trí nằm sát đường QL 18, tuyến đường cao tốc sân bay Nội Bài – thành phố Hạ Long, cách Hà Nội 28 km, sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.

KCN được thành lập để kêu gọi vốn đầu tư thuộc các ngành nghề sản xuất cơ khí, điện, điện tử, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm và vật liệu xây dựng cao cấp.

2.5 KCN Quế Võ II

Quy mô xây dựng 300 ha, do Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị làm chủ đầu tư. KCN được khởi công xây dựng vào đầu năm 2006. Và hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa đưa vào sử dụng.

2.6 KCN Công nghệ thông tin

Quy mô là 53 ha, do công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn làm chủ đầu tư. KCN nằm sát nút giao thông lập thể giũă đường tỉnh lộ 295 và QL 1B, cách Hà Nội 19 km. Hiện nay, cũng đang trong quá trình xây dựng chưa đưa vào sử dụng.

2.7 KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh

18; KCN đã được xây dựng đầu năm 2006.Hiện nay, đã bắt đầu đưa vào sử dụng.

2.8 KCN Thuận Thành

KCN Thuận Thành với quy mô 200 ha, nằm trên trụ đường QL 38 đi Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng. KCN được quy hoạch để dành cho các dự án đầu tư chế biến nông sản thực phẩm, vạt liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ,…Hiện nay, đang tìm kiếm chủ đầu tư.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Bắc Ninh có 06 KCN đã được thành lập và đang đi vào hoạt động, 01 KCN đang xây dựng, còn lại 01 KCN đang tìm kiếm chủ đầu tư.

Về mặt phân bố, các KCN đa số tập trung tại vùng phía bắc sông Đuống, xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông vận tải (tất cả các KCN trên địa bàn đều tập trung dọc theo hoặc nằm sát nút giao thông của những tuyến đường giao thông quan trọng ). Trong quá trình quy hoạch KCN đã biết tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, biết phát huy lợi thế tập trung tạo ra lợi thế vượt trội hơn so với các vùng miền khác tạo điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, trong quá trình quy hoạch, Bắc Ninh luôn chú trọng quy hoạch KCN gắn liền với quy hoạch Khu đô thị, khu dân cư đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ đồng bộ; đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; đảm bảo sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w