Tỉ lệ VĐT một đơn vị diện tích rất thấp Tính đến hết tháng 12 năm 2006, suất đầu tư trung bình tại các KCN chỉ khoảng 1.5530 triệu USD/ha.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 42 - 46)

2006, suất đầu tư trung bình tại các KCN chỉ khoảng 1.5530 triệu USD/ha. Chứng tỏ khả năng kêu gọi đầu tư (đặc biệt là các dự án ứng dụng trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến) của tỉnh kém.

- Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích biến động mạnh qua các năm và có xu hướng ngày càng giảm (trừ năm 2005). Trong năm 2004, suất đầu tư vào các KCN trên địa bàn giảm mạnh (từ 1,224 xuống còn 1,097 triệu USD/ha). Đến năm 2005, tỉ lệ này lại tăng mạnh (từ 1,097 lên 1,936 triệu USD/ha).

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Trong năm 2004, thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Bắc Ninh, một số các doanh nghiệp (chủ yếu là các làng nghề) đang hoạt động trên địa bàn di dời vào các hoạt động tại các KCN. Trong đó, có một phần khá lớn các doanh

nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy, chế biến nông sản thực phẩm,…có nguồn vốn đầu tư thấp; chủ yếu sử dụng lao động thủ công là chính.

+ Trong năm 2005, các KCN được thành lập với mục đích thu hút đầu tư nước ngoài và các dự án công nghệ cao đã đi vào hoạt động như: KCN Tiên Sơn (quy hoạch giai đoạn 2), KCN đô thị Quế Võ đã thu hút được nhiều dự án lớn của công ty Canon, công ty Toyo Compounds Việt Nam, tập đoàn Longtech Precision Việt Nam,…

Do tỉ lệ VĐT thấp dẫn tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN phục vụ phát triển sản xuất thấp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy khả năng kêu gọi vốn đầu tư thấp, hướng đầu tư của các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư theo hướng phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.

3. Tỉ lệ đóng góp cho GDP

Theo ước tính, trong năm 2006 tổng sản phẩm toàn tỉnh đạt 9 261,82 tỷ đồng (tăng 13,2% so với năm 2005), trong đó phần đóng góp của các KCN vào khoảng 2 511,81 tỷ đồng (chiếm 27,12% tổng GDP). Điều đó có được là do các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉ lệ đóng góp này quá thấp (theo thống kê, tỉ lệ này ở Bình Dương và Vĩnh Phúc đều chiếm khoảng trên 35%) chứng tỏ phát triển KCN chưa thực sự trở thành động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp tỉ lệ đóng góp cho GDP toàn tỉnh giai đoạn 2001-2006

Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP Tốc độ tăng GDP Giá trị SXCN (tại các KCN) Tỉ lệ đóng góp GDP (%) 2001 4871.17 14.07 856.35 17.58 2002 5556.55 13.87 1148.54 20.67 2003 6327.24 13.61 1464.76 23.15 2004 7188.38 13.82 1628.17 22.65 2005 8181.82 14.12 2051.18 25.07 2006 9261.82 13.2 2511.81 27.12

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh Niên giám thống kê - Cục thống kê Bắc Ninh 2001-2006)

Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ đóng góp cho GDP toàn tỉnh giai đoạn 2001-2006

17.58 20.67 23.15 22.65 25.07 23.15 22.65 25.07 27.12 0 5 10 15 20 25 30 % 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nhận xét: Mặc dù tỉ lệ đóng góp cho GDP trên địa bàn có xu hướng tăng trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đóng góp vẫn còn tương đối thấp chỉ dao động trong khoảng từ 17,58% đến 27,12% (trong khi giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lại chiếm khoảng 45.78% tổng GDP của tỉnh). Chứng tỏ, khả năng hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn của tỉnh chưa cao.

Tính đến hết tháng 12 năm 2006, các KCN đã thu hút được 12 740 lao động vào làm việc, trong đó lao động địa phương có khoảng 7 580 người chiếm 59,5%. Với mức lương bình quân của công nhân lao động khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Về cơ cấu lao động: lao động phổ thông chiếm 32,45%; lao động có tay nghề cơ bản 42,12% và lao động có trình độ đại học 25,43%.

Số lao động làm việc tại các KCN có xu hướng tăng nhanh qua các năm (năm 2001 là 4 350 lao động, năm 2005 là 8 240 và năm 2006 là 12 740 lao động), nguyên nhân chủ là do các doanh nghiệp trong các KCN đã đi vào hoạt động góp phần tạo việc làm cho người lao động.

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN)

Như vậy, qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các KCN cho thấy: Trong những năm gần đây, mặc dù tốc độ tăng các KCN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh chóng nhưng hiệu quả sử dụng còn thấp, các KCN chưa thực sự trở thành động lực tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế cũng như quá trình CNH – HĐH trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 42 - 46)