III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp trên địa bàn
2. Nhóm các giải pháp liên quan đến bộ máy quản lý khu công nghiệp
nghiệp
Hiệu quả làm việc của BQL ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của các KCN. Vì vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BQL đang là vấn đề vấn đề quan tâm hàng đầu củ tỉnh Bắc Ninh.
Thứ nhất, tăng cường mối liên hệ về nghiệp vụ chuyên môn với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp dưới nhằm tăng cường hiệu quả trong quá trình quản lý. Đồng thời, góp phần hạn chế, tiến tới xoá bỏ các trở ngại cho các nhà đầu tư, nhất là việc hạn chế kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, tỉnh uỷ cần sớm tăng cường định biên cho BQL để đáp ứng yêu cầu công việc, tránh tình trạng một cá nhân phải đảm đương khá nhiều việc như hiện nay.
Mặc dù, xu thế cải cách hành chính hiện nay là làm gọn nhẹ bộ máy. Tuy vậy, không có nghĩa là giảm bình quân ở tất cả các cơ quan. Với số lượng biên chế như hiện nay (25 người), BQL khổng thể triển khai hình thành các nhóm tư vấn, nhóm chuyên gia,… giúp đỡ các nhà đầu tư khi họ có ý định đầu tư vào các KCN. Vì vậy, việc cho phép BQL tăng thêm số lượng cán bộ có đủ trình độ để đảm đương công việc có thể từ từ theo từng năm là hết sức cần thiết.
Thứ ba, tỉnh uỷ cần tăng cường kinh phí cho BQL để nối mạng (xây dựng mạng Lan) cho BQL các KCN và các cơ quan chuyên môn cấp dưới (BQL ở từng KCN).
cấp dưới là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến năng lực quản lý của BQL cũng như các cơ quan chuyên môn cấp dưới. Bởi nối mạng cho Ban và các cơ quan chuyên môn cấp dưới giúp BQL cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, giảm thiểu chi phí về thời gian và tiền bạc trong quá trình đi lại lấy số liệu, tìm kiếm thông tin cũng như chi phí về “văn phòng phẩm” trong quá trình gửi các loại giấy tờ (như công văn, báo cáo,…) của BQL và các cơ quan chuyên môn. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực quản lý của BQL và của cơ quan chuyên môn cấp dưới.
Thứ tư, tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên trong Ban học vi tính nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm việc; quá trình lưu trữ hồ sơ, tài liệu nhằm hạn chế tình trạng áp dụng phương pháp thủ công trong một số công việc (như:quy hoạch đất đai, thẩm định xây dựng,…) cũng như hạn chế chi phí về “văn phòng phẩm” cho BQL.
Ngoài ra, BQL cũng cần tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên trong Ban học hỏi chuyên môn; đi thực tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý của các tỉnh bạn để mạnh dạn đề xuất ý kiến áp dụng cho các KCN ở Bắc Ninh.
Thứ năm, tỉnh uỷ Bắc Ninh có thể thuê các công ty tư nhân tham gia quản lý KCN.
Khi tỉnh uỷ trực tiếp quản lý các KCN, để có thể nâng cao được hiệu quả quản lý tỉnh uỷ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính cũng như năng lực của BQL. Trong khi đó, nếu thuê tư nhân quản lý tạo điều kiện làm gọn nhẹ bộ máy quản lý, tỉnh uỷ không cần nghiên cứu đưa ra một cách đồng bộ hệ thống về cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính cũng như năng lực của bộ máy quản lý. Thực tế đã chứng minh, hiệu quả hoạt
động của các công ty tư nhân cao hơn rất nhiều so với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Mục đích của mọi hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy, nếu tư nhân tham gia quản lý sẽ khó tránh khỏi việc “theo đuổi” lợi nhuận của các công ty tư nhân, khó đạt được hiệu quả về mặt xã hội. Đồng thời, đây lại là một vấn đề mới. Do đó, địa phương cần nghiên cứu đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với các công ty này cũng như việc nghiên cứu thử nghiệm trước khi mở rộng hình thức hoạt động này.
Mặc dù khó khăn, nhưng nếu được tổ chức chặt chẽ, chỉ đạo tốt; có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành trung ương, và địa phương vẫn có khả năng thực hiện được.