Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển khu công nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 58 - 62)

các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm

2010

I. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển khu công nghiệp công nghiệp

1. Quan điểm phát triển khu công nghiệp

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương (khoá VIII), Nghị quyết của tỉnh uỷ Bắc Ninh (năm 2002) và trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm phát triển KCN của các tỉnh bạn (đặc biệt là các tỉnh có cùng điều kiện), Bắc Ninh đã xây dựng quan điểm phát triển KCN trên địa bàn tỉnh theo hướng:

Thứ nhất, phát triển các KCN đô thị.

Phân tích theo vấn đề sử dụng và tạo việc làm cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN thì việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân cũng như hạ tầng xã hội là hết sức cần thiết. Nhưng hiện nay, lao động tại các KCN ở Bắc Ninh chủ yếu thuê nhà ở trong dân tại các vùng phụ cận. Điều đó, đã ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trong khu vực và đặc biệt là nhu cầu về văn hoá thể thao cũng như các dịch vụ phát triển con người đang bị thiếu hụt trầm trọng.

Nhằm giải quyết tình trạng này, chính quyền Bắc Ninh chủ trương xây dựng phát triển các KCN đô thị. Tức là tại các KCN, tỉnh chủ trương quy

hoạch quỹ đất xây dựng các khu chung cư, khu đô thị phục vụ nhu cầu ăn ở của công nhân cũng như nhằm cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.

Thứ hai, phát triển các KCN theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất. Tức là phát triển các KCN nhằm thu hút các dự án công nghệ cao vào sản xuất tại các KCN.

Như chúng ta đã biết, hiện nay một doanh nghiệp nói riêng và một nền kinh tế của một quốc gia nói chung để có thể tồn tại và phát triển phải sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, phát triển KCN theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là một trong những điều kiện mang tính tiền đề quan trọng giúp kinh tế địa phương phát triển một cách bền vững.

Thứ ba, phát triển đồng bộ KCN với việc xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài và phát triển hệ thống dịch vụ bên phục vụ KCN.

Thứ tư, kết hợp đẩy mạnh việc khai thác KCN với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Phương hướng phát triển khu công nghiệp

Nghị quyết đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Xây dựng mới một số KCN, phan bố rộng trên các vùng”. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng hiện nay và dự báo triển vọng trong những năm tới nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển KCN, tỉnh uỷ Bắc Ninh đã đưa ra một số phương hướng phát triển KCN như sau:

yếu là phải thu hút được các nhà đầu tư, kể cả trong và ngoài nước đầu tư vào những KCN đã có; từng bước điền đầy diện tích đã được đưa vào quy hoạch. Thực tế đã chứng minh, số lượng KCN nhiều hay ít không quan trọng, mà điều quan trọng hơn là hiệu quả sử dụng của nó (tức là hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái).

Thứ hai, đối với các KCN đã được cấp giấy phép nhưng chưa triển khai hoặc mới bắt đầu phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng chưa có phương án thu hút đầu tư rõ ràng thì có thể rút giấy phép đầu tư. Còn đối với các KCN bắt đầu triển khai xây dựng có khó khăn nhưng có kế hoạch thu hút đầu tư khả thi thì phân làm hai loại:

- Những KCN mới được thành lập, chưa rõ giải pháp huy động vốn phát triển hạ tần, công tác đền bù giải phóng mặt bằng có khó khăn và hạ tầng ngoài hàng rào yếu kém thì tạm thời giãn tiến độ xây dựng.

- Những KCN đã chuẩn bị được mặt bằng, thu xếp được vốn để phát triển hạ tầng và đã có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào KCN thì thúc đẩy các KCN này phát triển hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu tạo mặt bằng công nghiệp theo tiến độ thu hút đầu tư, trang thủ cơ hội kêu gọi nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba, khi xây dựng các KCN mới nên hướng vào các KCN có quy mô vừa và nhỏ, tránh xu hướng tham xây dựng quy mô lớn, bao chiếm nhiều diện tích như trước đây. Song dù quy mô nào, các KCN mới xây dựng từ nay về sau cũng cần bảo đảm có cơ sở hạ tầngốhàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong các KCN xây dựng mới cần quan tâm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất cao, sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu hoặc sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu với quy mô lớn.

phát triển các KCN.

Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch phát triển KCN cần phải xác định được hướng thu hút phát triển những loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với định hướng dịch chuyển cơ cấu kinh doanh mà UBND tỉnh Bắc Ninh đã chủ trương chỉ đạo. Ngoài BQL các KCN, tỉnh uỷ Bắc Ninh cần xây dựng phương án về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân để tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của tầng KCN.

3. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển KCN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tỉnh uỷ Bắc Ninh đã đưa ra một số mục tiêu phát triển KCN đến năm 2010 như sau:

- Tỉ lệ lấp đầy của các KCN trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 60% tổng diện tích đã được đưa vào quy hoạch (tăng 16,72% so với tháng 12 năm 2006).

- Nâng dần tỉ lệ đóng góp của các KCN cho nền kinh tế của tỉnh vào khoảng 35% vào năm 2010.

- Phấn đấu đưa khoảng 80% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh vào hoạt động tại các KCN.

- Mục tiêu đến năm 2010, các KCN trên địa bàn Bắc Ninh giải quyết khoảng 20 000 việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 58 - 62)