Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 52 - 58)

III. Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh

2.Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và hạ tầng cơ sở

2.1 Về đất đai

Theo luật đất đai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được quyền thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thời gian thuê phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính chủ quan cho tưìng trường hợp cụ thể. Hơn nữa, để có thể thuê được mảng đất phù hợp hoàn toàn không dễ dàng. Cõ lẽ vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài thường lựa chọn hình thức Liên doanh, trong đó doanh nghiệp Việt Nam đóng góp quyền sử dụng đất.

Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh đã tạo nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình thuê đất nhưng nhìn chung giá thuê đất tại Bắc Ninh nói chung và tại các KCN nói riêng vẫn tương đối cao so với các địa phương khác có cùng điều kiện như địa phương (gấp 1,3 lần giá thuê đất tại tỉnh Vĩnh Phúc, gấp 1,2 lần giá thuê đất tại Hải Phòng,…). Bên cạnh đó, quản lý phí tại tại các KCN Bắc Ninh cũng còn quá cao so với các địa phương khác, ảnh hưởng xấu đến việc thu hút đầu tư vào các KCN tại địa bàn.

Với mục tiêu “lấp đầy”, các KCN không được phép chỉ chú trọng tới nguồn đầu tư nước ngoài mà bên cạnh đó còn phải quan tâm tới việc thu hút

các nguồn đầu tư ở trong nước. Mặt khác, một số doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại gặp một số trở ngại lớn về mặt bằng sản xuất tại cơ sở cũ. Nhưng nếu như doanh nghiệp muốn thuê thêm đất để phát triển sản xuất thì thủ tục hành chính rất phức tạp. Một số nhà đầu tư còn cho rằng thủ tục thuê thêm đất mở rộng phát triển kinh doanh còn phức tạp hơn nhiều so với ban đầu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tỉnh chưa có những chính sách khuyến khích thoả đáng cũng như việc giảm thiểu các thủ tục hành chính. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến một số nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh đã thuê đất vượt quá quy mô kinh doanh của mình gây ra tình trạng tỉ lệ VĐT trên một đơn vị diện tích còn thấp vừa gây lãng phí nguồn lực lại vừa kém hiệu quả trong quá trình sử dụng của các KCN.

Hiện tại, quyền sử dụng đất được bảo đảm trên cơ sở tự do sử dụng có chỉ rõ mục đích sử dụng và người sử dụng. Khả năng chuyển nhượng đất vẫn còn nhiều hạn chế. Những hàng rào cản trở việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính là nằm trong các thủ tục hành chính.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa được cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất (chỉ cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng). Trong khi họ phải trả tiền thuê đất một lần trong thời gian nhiều năm song họ lại không được cấp giấy chứng nhận “con”. Đây là một điều thiệt thòi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN (so với các doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN) bởi lẽ mặc dù họ đã phải bỏ ra một khoản vốn tương đối lớn song lại không có quyền dùng tài sản này (bằng quyền sử dụng đất) để thế chấp khi cần vay tín dụng.

Khó khăn này không chỉ riêng ở Bắc Ninh mà ở hầu hết các KCN cả nước. Nhưng nếu như cơ quan địa chính cung ngân hàng nỗ lực giải quyết thì

chắc chắn chỉ cần một thời gian ngắn, họ sẽ tháo gỡ được một vướng mắc quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN. Điều này sẽ góp phần quan trọng thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN mà không đầu tư rải rác vào các khu dân cư tại địa phương.

3.2 Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng trong các KCN ở Bắc Ninh nhìn chung còn yếu, ít nơi đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Trong số các KCN được thành lập ở Bắc Ninh thì đến nay mới chỉ có 02 KCN (KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ) được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, bước đầu đã đáp ứng được công tác đầu tư xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Còn hầu hết (06 KCN còn lại) thì cơ sở hạ tầng hầu như rất ít, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Cụ thể:

- Đối với KCN Tiên Sơn:

Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đã lần lượt được đầu tư xây dựng như: Trạm điện 110/22KW – 80MVA; trạm cấp nước sạch 6 500 m3/ngày đêm; trung tâm điều hành; hệ thống đường trung tâm (đường quảng trường đô thị), đường nhánh phân khu chức năng; hệ thống thoát nước sạch và nước thải.

Đặc biệt KCN đã đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu cung cáp dịch vụ với diện tích quy hoạch là 30 ha là nơi đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng cán bộ; công nhân lao động trong các doanh nghiệp hoạt động tại KCN; có đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí; chợ và các công trình phúc lợi khác.

- Đối với KCN Quế Võ

đồng bộ bao gồm: Trạm điện 110/22KW – 60MVA; trạm cung cấp nước sạch 6 500 m3/ngày đêm; trung tâm điều hành; hệ thống đường trung tâm, đường nhánh; hệ thống thoát nước. Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong các KCN và phát triển KCN, UBND tỉnh đã quy hoạch cảng nội địa ICD rộng 30 ha, khu đô thị dân cư và dịch vụ Kinh Bắc rộng 120 ha.

Nhìn chung, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN ở Bắc Ninh, mặc dù chủ đầu tư cũng như tỉnh đã cố gắng lớn, xong với hình thức đầu tư “cuốn chiếu” nên hệ thống các cơ sở hạ tầng tại các KCN (trừ KCN Tiên Sơn và KCN Quế Võ) hầu như rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Thực tế còn cho thấy, nhiều doanh nghiệp ở Bắc Ninh đã phải tự bỏ tiền ra đầu tư công trình hạ tầng (mà vẫn chưa được hưởng các chế độ ưu đãi) khiến chi phí phất sinh không nhỏ. Đây là bất cập lớn mà BQL các KCN Bắc Ninh đang chỉ đạo để có những chuyển biến tích cực.

Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư cũng như kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các KCN một cách đồng bộ.

3. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ

3.1 Các dịch vụ trong KCN còn thiếu

Mặc dù, tỉnh chủ trương phát triển KCN theo hướng KCN đô thị nhưng các dịch vụ về cơ sở hạ tầng xã hội như: nhà ở, trường học, ngân hàng,… còn thiếu trầm trọng. Trong số các KCN Bắc Ninh được thành lập chỉ có KCN Tiên Sơn và KCN đô thị Quế Võ được đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội. Còn 06 KCN còn thì hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội rất thiếu thốn. Cụ thể:

khu dân cư, khu đô thị dịch vụ. Một loạt các nhà ở, biệt thự và chung cư ra đời xung quanh Từ Sơn và Quế Võ đã góp phần đảm bảo sự phát triển bễn vững của KCN. Đồng thời, góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu ăn, ở của các chủ đầu tư cũng như nhu cầu của người lao động.

Đối với các KCN khác (06 KCN còn lại), hệ thống các cơ sở hạ tầng nhìn chung là còn thiếu và yếu. Hiện nay, người lao động tại các KCN này vẫn chủ yếu thuê nhà ở trong các vùng dân cư phụ cận. Điều đó, đã gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trong khu vực và đặc biệt là các nhu cầu về văn hoá, thể thao cũng như các dịch vụ khác phục vụ phát triển của con người đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Ngoài ra, do khoảng cách khá xa từ các KCN đến các khu dân cư, khu đô thị dịch vụ đã khiến các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN Bắc Ninh còn phải chịu cước phí dịch vụ rất cao so với các KCN tại các địa phương khác (điện, nước, viễn thông, phí vận chuyển,…). Điều này đã làm giảm ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút các nhà đầu tư vào các KCN.

4.2 Chưa có dịch vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp

Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghệp. Trong thời gian qua dịch vụ cung cấp thông tin rất yếu và hầu như không có.

Chưa hình thành được các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau (như nhóm tư vấn, Website, báo chuyên đề,…) nhằm cung cấp thông tin pháp luật, thông tin thị trường cũng như việc tổ chức các khoá khoá huấn luyện kiến thức kinh doanh (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các KCN), hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh

doanh, tìm kiếm khách hàng,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư do dự trong quá trình lựa chọn đầu tư vào các KCN trên địa bàn.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 52 - 58)