Nhóm các vấn đề về khung pháp lý

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

III. Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh

1. Nhóm các vấn đề về khung pháp lý

1.1 Về cơ chế chính sách

Trong việc thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) gặp tương đối nhiều khó khăn ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp. Khó khăn trước hết từ tính không rõ ràng nhất quán của các văn bản pháp lý liên quan đến việc cấp phép đầu tư điều đó đã làm cho hệ thống thủ tục xem xét, phê duyệt mang tính chủ quan, tuỳ tiện gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Thực tế, khi một nhà đầu tư muốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Trước hết, chủ đầu tư phải trình bày phương án kinh doanh, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt chấp nhận phương án kinh doanh thì chủ đầu tư mới được cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, giấy phép đầu tư cũng chỉ là bước đầu, sau đó nhà đầu tư còn cần phải có được rất nhiều giấy tờ như: giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận vệ sinh môi trường,… cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, doanh nghiệp mới có thể bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh.

Tính không rõ ràng, thiếu nhất quán của các văn bản pháp lý là tình trạng chung của hầu hết các KCN trên các tỉnh (thành phố) trong cả nước chứ không riêng của Bắc Ninh. Nguyên nhân chủ yếu do việc ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Về chính sách ưu đãi, mặc dù trong những năm gần đây Bắc Ninh đã tạo khá nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN như: ưu đãi về giá thuê đất, ưu đãi về vay vốn kinh doanh, … nhưng nhìn chung những ưu

đãi này vẫn chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thuê đất tại các KCN Bắc Ninh (mặc dù đã được ưu đãi) vẫn rất cao, cao hơn hẳn giá thuê đất tại KCN của các tỉnh có cùng điều kiện như Bắc Ninh (cao hơn 1,3 lần giá thuê đất ở Vĩnh Phúc và 1,2 giá thuê đất ở Hải Phòng và Bình Dương).

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cần kể đến là do quyền hạn của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư (như thuế, giá thuê đất,…) bị giới hạn trong phạm vi rất nhỏ bé. Điều đó đã dẫn tới sự hạn chế tính chủ động của tỉnh trong việc hoạch định chính sách nhằm thu hút đầu tư vào các KCN nói riêng và đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung.

1.2 Cơ chế phân cấp và uỷ quyền thiếu đồng bộ

Cơ chế phân cấp và uỷ quyền có ý nghĩa quyết định cho việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính khi các nhà đầu tư nói chung và đầu tư vào các KCN nói riêng.

Nguyên tắc “một cửa” mặc dù đã được đưa ra từ lâu nhưng thực tế, các thủ tục hành chính rườm rà và tuỳ tiện, còn chưa được sửa đổi đáng kể. Điều đó, được thể hiện thông qua thời gian trung bình để cấp phép đầu tư vào KCN Bắc Ninh mất khoảng 40 ngày (trong khi ở Vĩnh Phúc chỉ mất 01 tuần, Bình Dương mất khoảng 20 ngày). Cụ thể:

- Đầu tiên, chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ các số liệu cho phương án sản xuất kinh doanh nộp cho phòng Quản lý đầu tư (thuộc BQL các KCN) để được phê duyệt. Thời gian chờ phê duyệt mất khoảng 15 ngày, sau đó nhà đầu tư mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

thẩm định xây dựng của Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp phép), giấy chứng nhận vệ sinh môi trường (do phòng quy hoạch môi trường của BQL cấp), giấy phép thuê lao động (do phòng Quản lý lao động cấp), giấy phép đầu tư (do phòng Quản lý đầu tư) và một số giấy tờ cần thiết khác (thời gian xin cấp phép các loại giấy tờ cần thiết này mất khoảng 25 ngày).

Trong khi, tại KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các KCN tại tỉnh chỉ phải chuẩn bị đầy đủ các số liệu cần thiết cho phương án sản xuất kinh doanh; các chuyên gia của KCN sẽ giúp họ thành lập hồ sơ và lo hoàn tất mọi thủ tục còn lại nhằm hoàn tất thủ tục cấp phép đầu tư (chỉ mất khoảng 01 tuần). Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh trên đều do KCN tự bỏ tiền ra lo cho khách hàng mà không thu một khoản chi phí nào.

Hệ thống phê duyệt phức tạp này không những gây ra sự chậm trễ và không chắc chắn, làm gia tăng mức độ rủi ro và các chi phí giao dịch đối với các dự án đầu tư ngay từ giai đoạn đầu tiên. Điều này có thể làm cho chủ đầu tư mất đi cơ hội đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống cấp phép phức tạp, không rõ ràng trên nhũng nhiễu, hạch sách cũng như tham ô của các cán bộ nhà nước trong việc xét duyệt cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp.

Trong tình hình khoa học kỹ thuật và công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc và với nhu cầu cuộc sống ngày càng đa dạng như hiện nay, thì việc thay đổi quy mô và lĩnh vực kinh doanh một cách linh hoạt nhằm thích nghi với thị trường là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng theo quy định Bắc Ninh cũng như quy định của Việt Nam, mỗi lần thay đổi quy mô và lĩnh vực kinh doanh, chủ đầu tư lại phải xin phép và quy trình lại hoàn toàn không khác gì so với xin phép lần đầu. Như vậy, việc đăng ký bổ sung, sửa đổi đăng ký kinh doanh đã là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến

quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng các KCN trên địa bàn Bắc Ninh.

Hiện nay, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh mà không chịu sự quản lý của BQL các KCN. Chính vì vậy, khó đảm bảo hiệu quả các hoạt động doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN nói riêng cũng như gây tác động xấu đến hiệu quả sử dụng các KCN.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp bắc ninh đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w