III. Đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh
2. Nhóm các vấn đề liên quan đến bộ máy của Ban quản lý các khu công nghiệp
công nghiệp
2.1 Cơ cấu tổ chức:
BQL các KCN trên địa bàn Bắc Ninh bao gồm: 25 thành viên. Trong đó: ( 01 trưởng ban, 02 phó trưởng ban, còn lại 22 thành viên). Hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp với ba chức năng chính. Đó là:
- Tổ chức triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
- Quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng các doanh nghiệp thuê đất sản xuất.
- Quản lý sau đầu tư.
Được chia thành 07 bộ phận là: Phòng quản lý doanh nghiệp, phòng quản lý xuất nhập khẩu, phòng quản lý đầu tư, phòng quy hoạch môi trường, đại diện BQL tại các KCN, phòng quản lý lao động và văn phòng ban.
Với hệ thống tổ chức quản lý là đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng trong quá trình hoạt động lại:
- Thiếu mối liên hệ về nghiệp vụ chuyên môn với các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp dưới ( vì mỗi KCN lại có một BQL do UBND huyện nơi xây dựng KCN quản lý) dẫn tới việc lúng túng và thiếu cụ thể trong quản lý. Gây trở ngại lớn cho các nhà đầu tư, nhất là việc kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết ngay từ khi doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh.
- Khả năng tiếp cận cũng như đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư còn thấp.
- Lực lượng quản lý mỏng, thiếu khả năng và môi trường phối hợp với cơ quan chuyên môn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khác (chủ yếu do BQL tự đặt cơ chế hoạt động không có sự thống nhất).
Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu để hoàn thiện củng cố mô hình tổ chức quản lý đối với BQL các KCN Bắc Ninh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BQL.
2.2 Về cơ sở vật chất của BQL
Văn phòng làm việc của BQL ở tầng 2 của khu nhà 3 tầng, được chia làm 08 phòng làm việc. Trong đó, 01 phòng làm việc của Trưởng ban, 02 phòng làm việc của Phó trưởng ban, còn lại 05 phòng làm việc của nhân viên.
Đơn vị được trang bị khá nhiều tài sản nhưng nhìn chung trang thiết bị phục vụ cho BQL còn nhiều yếu kém. Mặc dù, đã trang bị hệ thống máy vi tính (25 máy/25 nhân viên) nhưng BQL chưa đủ khả năng để nối mạng với cơ quan chuyên môn cấp dưới. Điều này dẫn tới phối hợp giữa BQL và cơ quan quản lý cấp dưới chưa kịp thời và thiếu nhịp nhàng; ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý, điều hành của BQL. Điều đó đã gây trở ngại cho các nhà đầu tư, nhất là việc kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết, ảnh hưởng đến
hiệu quả thu hút vốn đầu tư tại các KCN.
2.3 Về năng lực của BQL
Hiện nay, BQL có 25 nhân viên. Trong đó, có 18 đồng chí có trình độ Đại học, 05 đồng chí có trình độ Cao đẳng và 02 đồng chí có trình độ trung cấp. Mặc dù hiện nay, BQL đã được trang bị hệ thống máy vi tính (mỗi người một máy) nhưng hiệu quả ứng dụng vẫn chưa cao. Cụ thể:
+ Một số công việc của BQL ( như: quy hoạch đất đai, thẩm định xây dựng, …) các nhân viên trong phòng vẫn làm theo phương pháp thủ công, trong khi những công việc này nếu ứng dụng những phần mềm chuyên dụng của máy tính sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng, chính xác. Chính khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật không cao gây ra tình trạng lãng phí cả về thời gian và tiền bạc.
+ Trong quá trình quản lý hồ sơ lưu trữ vẫn sử dụng phương pháp lưu trữ thông qua giấy tờ gây lãng phí khá lớn vào mua sắm thiết bị văn phòng phẩm và gây mất thời gian trong quá trình tìm kiếm hồ sơ lưu trữ. Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng mất mát, hư hỏng nếu tài liệu được lưu trữ trong thời gian dài.
Số lao động tại BQL các KCN là 25 người (trong đó có 05 nhân viên hợp đồng). Với số biên chế như vậy, BQL khó có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc do một cá nhân phải đảm đương khá nhiều việc. Nếu so sánh với BQL các KCN tại một số tỉnh thành khác như: Bình Dương, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh,… thì số lượng này còn quá ít ỏi (ở Bình Dương và Vĩnh Phúc là 40 người, ở thành phố Hồ Chí Minh là 52 người). Năng lực của bộ máy điều hành còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng và kinh nghiệm. BQL chưa chủ động đề xuất những giải pháp đặc thù phù hợp với điều kiện
của Bắc Ninh mà chỉ dừng ở những kiến nghị chung chung mang tính vĩ mô áp dụng cho cả nước. Chưa tích cực học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh bạn để mạnh dạn đề xuất ý kiến áp dụng cho các KCN tại Bắc Ninh.
Cũng do số nhân viên của Ban quá ít, chưa có khả năng cũng như điều kiện thành lập hệ thống nghiên cứu nhằm tiếp cận cũng như đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư còn thấp, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN.