Về nguồn vốn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 26 - 29)

3. Thực trạng của công tác sử dụng vốn tại Công ty

3.1.2. Về nguồn vốn

Cũng như nhiều Công ty khác, nguồn vốn của Công ty Cầu 3 Thăng Long được hình thành từ hai nguồn đó là nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) và nguồn vốn huy động.

BẢNG 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

Đơn vị: Đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2002 NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005

I. Nợ phải trả 122.625.483.54 2 194.628.788.10 2 192.642.740.56 6 174.116.010.734 1. Nợ ngắn hạn 90.996.654.928 159.766.129.40 3 165.916.058.12 9 154.155.769.019 2. Nợ dài hạn 27.765.869.000 31.310.822.000 26.547.517.000 19.960.241.715 3. Nợ khác 5.862.959.614 3.551.836.699 179.165.437 II. Nguồn vốn CSH 8.032.822.867 8.152.742.613 9.672.689.377 8.400.304.370 1. Nguồn vốn - Quỹ 8.032.822.867 8.152.742.613 9.563.723.582 8.139.111.964 2. Nguồn kinh phí 108.965.795 261.192.406 TỔNG CỘNG 130.658.306.409 202.781.530.715 202.315.429.943 182.516.315.104

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm của Công ty) Từ bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn nợ phải trả của Công ty biến động qua các năm. Năm 2003 nợ phải trả của Công ty tăng 72.003.304.560 đồng so với năm 2002 tương ứng tăng 58,72%, nguồn vốn này tăng chủ yếu là do tăng nguồn vốn nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm 2004 nợ phải trả của Công ty giảm 1.986.047.536 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 1,02%, sự thay đổi đó là do Công ty giảm nợ dài hạn và nợ khác. Năm 2005 nợ phải

trả giảm 18.526.728.832 đồng so với năm 2004 tương ứng giảm 9,62%, nguồn vốn nợ phải trả giảm là do Công ty giảm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Năm 2002 vốn chủ sở hữu chiếm 6,14% so với tổng nguồn vốn cuả Công ty, năm 2003 là 4,02%, năm 2004 chiếm 4,78% và năm 2005 chiếm 4,61%. Điều này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của Công ty không cao. Mặt khác, tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty là rất nhỏ thể hiện Công ty chưa khai thác được nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn nợ ngắn hạn. Đây là nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh toán và hệ số tự cung ứng chưa cao.

BIỂU ĐỒ 2.5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

Cơ cấu vốn cố định và cơ cấu vốn lưu động của Công ty

BẢNG 2.6: QUY MÔ VỐN CỦA CÔNG TY

CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vốn lưu động (VLĐ) 81893766086 142608686255 150328652009 139338561533 Vốn cố định (VCĐ) 48764540323 60172844460 51986777934

4317775357 1

TỔNG CỘNG

13065830640

9 202781530715 202315429943 182516315104

Tỷ trọng VLĐ (%) 62.67 70.32 74.31 76.34

Tỷ trọng VCĐ (%) 37.33 29.68 25.69 23.66

Vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và thay đổi theo giá trị công trình. Vốn lưu động của Công ty luôn được đảm bảo đầy đủ sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục và chủ động.

Năm 2003, Công ty trúng thầu nhiều công trình, một số công trình lại thi công cùng một thời điểm vì vậy Công ty cần huy động đủ vốn nên cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng. Năm 2004, vốn lưu động tiếp tục tăng còn vốn cố định giảm xuống do máy móc phục vụ thi công vẫn còn tốt Công ty chưa cần phải đổi mới nhiều mà vốn chủ yếu tập trung vào việc cung ứng nguyên vật liệu cho các công trường. Năm 2005 số công trình mà Công ty thắng thầu ít lên Công ty đã giảm cả vốn lưu động và vốn cố định.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 26 - 29)