3. Thực trạng của công tác sử dụng vốn tại Công ty
3.1.4. Khả năng huy động vốn của Công ty
Để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho công trường kịp thời và một phần dùng vào việc mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công tại công trường thì Công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn.
BẢNG 2.9: KHẢ NĂNG HUY ĐỒNG VỐN CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
-Tổng tài sản
13065830640
-TSCĐ 48764540323 60172844460 51986777934 43177753571 -Nợ phải trả 122625483542 19462878810 2 19264274056 6 174116010734 -Vốn CSH 8032822867 8152742613 9672689377 8400304370 1. Hệ số cung ứng chung = (Nợ phải trả/ tổng tài sản) 0.9385 0.9598 0.9522 0.9539 2. Hệ số tự cung ứng = (Vốn CSH/ tổng tài sản) 0.0615 0.0402 0.0478 0.0460 3. Hệ số tự cung ứng TSCĐ = (Vốn CSH/ TSCĐ) 0.1647 0.1355 0.1861 0.1946
Ta nhận thấy Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Hế số cung ứng chung lớn và thay đổi không đáng kể qua các năm làm cho Công ty không có lợi vì lượng tài sản lớn của Công ty chủ yếu được cung ứng bởi nguồn vốn nợ phải trả. Hệ số tự cung ứng tức là: 1 đồng tài sản Công ty chỉ cung ứng được 0.0615 đồng vốn năm 2002; được 0.0402 đồng vốn năm 2003; được 0.0478 đồng vốn năm 2004; được 0.0460 đồng vốn năm 2005. Điều đó chứng tỏ vốn tự có của Công ty ít hay Công ty sản xuất kinh doanh bằng vốn đi vay là chủ yếu dẫn đến Công ty sẽ bị sức ép về các khoản vay. Hệ số cung ứng TSCĐ rất nhỏ chứng tỏ tài sản cố định của Công ty chủ yếu được cung ứng bởi nguồn vốn vay ngắn hạn: Cứ một đồng TSCĐ được đảm bảo bởi 0.1647 đồng vốn chủ sở hữu năm 2002, 0.1355 đồng vốn chủ sở hữu năm 2003, 0.1861 đồng vốn chủ sở hữu năm 2004 và 0.1946 đồng vốn chủ sở hữu năm 2005.