Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 35 - 38)

3. Thực trạng của công tác sử dụng vốn tại Công ty

3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

*Kỳ thu tiền bình quân cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của Công ty. Công thức tính kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) =

Các khoản phải thu

x 365 Doanh thu

BẢNG 2.12: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY

CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

I. Các khoản phải thu 60003237051 90081541444 97592337270 78430029317

1. Phải thu của khách hàng 51.765.359.820 81.254.012.480

89.191.744.70 6

59.522.853.83 3 2. Trả trước cho người bán

974.367.34

0 848.593.015 1.892.682.670

9.798.438.76 2 3. Thuế GTGT được khấu

trừ 1.355.127.500 1.875.664.436 1.870.098.581

780.254.23 8 4. Phải thu nội bộ

3.680.832.49

4 4.044.395.746 4.151.055.689

6.111.089.43 4 5. Các khoản phải thu

khác 2.227.549.897 2.058.875.767 486.755.624

2.217.393.05 0

II. Doanh thu 104758451600 134202211600 123980865000 126075061000

Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 209.06 245.01 287.31 227.07

Từ bảng trên ta thấy thời gian thu tiền của Công ty ngày càng tăng, năm 2002 là 209.06 ngày; năm 2003 là 245.01 ngày; năm 2004 là 287.31 ngày; năm 2005 mặc dù thời gian thu tiền giảm so với năm 2004 chỉ còn 227.07 ngày nhưng vẫn còn rất cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

* Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động

bình quân =

VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm 2

BẢNG 2.13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

CHỈ TIÊU Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

- Doanh thu 10475845160 0 134202211600 12398086500 0 126075061000 - Lợi nhuận 612134200 506416000 280040000 170055000 - VLĐ bình quân 76893766086 121251261712 10783360677 1 114277183324 1. Hiệu suất sử dụng VLĐ 0.0079 0.0042 0.0026 0.0015 2. Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.7340 0.9034 0.8698 0.9064 3. Số vòng luân chuyển VLĐ 1.3624 1.1068 1.1497 1.1032

4. Số ngày bình quân của

một vòng luân chuyển VLĐ 267.91 329.78 317.46 330.84 - Hiệu suất sử dụng VLĐ được tính theo công thức:

Hiệu suất sử dụng

VLĐ =

Lợi nhuận VLĐ bình quân

Hiệu suất sử dụng VLĐ giảm qua các năm: Năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0079 đồng lợi nhuận; Năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0042 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2002 là 0.0037 đồng tương ứng giảm 46.8%; Năm 2004 cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0026 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2003 là 0.0016 đồng tương ứng giảm 38.09%; Năm 2005 cứ một đồng vốn lưu động bình quân chỉ tạo ra 0.0015 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2004 là 0.0011 đồng tương ứng giảm 42.31%. -Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu

Hệ số đảm nhiệm VLĐ của Công ty chưa cao cụ thể như sau: cứ thu được 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 0.7340 đồng vốn lưu động bình quân

năm 2002; 0.9034 đồng vốn lưu động bình quân năm 2003; 0.8698 đồng vốn lưu động bình quân năm 2004 và 0.9064 đồng vốn lưu động bình quân năm 2005. - Số vòng luân chuyển VLĐ Số vòng luân chuyển VLĐ = Doanh thu VLĐ bình quân

Số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp và có xu hướng giảm cụ thể trong kỳ kinh doanh năm 2002 vốn lưu động bình quân luân chuyển 1.3624 vòng; Năm 2003 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1068 vòng; Năm 2004 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1497 vòng; Năm 2005 vốn lưu động bình quân luân chuyển được 1.1032 vòng.

- Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển VLĐ Số ngày bình quân của

một vòng luân chuyển VLĐ =

365* VLĐ bình quân Doanh thu

Từ số vòng luân chuyển vốn lưu động thấp dẫn đến số ngày bình quân của một vòng luân chuyển vốn lưu động là cao. Cụ thể, năm 2002 là 267.91 ngày; năm 2003 là 329.78 ngày, năm 2004 là 317.46 ngày; năm 2005 là 330.84 ngày.

Qua phân tích bốn chỉ tiêu trên ta thấy hiêu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là chưa cao. Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty, cần hoàn thiện hơn công tác quản lý và cơ cấu lại các khoản mục vốn cho phù hợp với khả năng vốn, nguồn huy động vốn của mình.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cầu 3 thăng long (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w