6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức đang áp dụng trong công ty
Những năm 80, khi còn hoạt động trong cơ chế quan liêu bao cấp, bộ máy quản lý của công ty tỏ rõ sự cồng kềnh và kém hiệu quả: Cơ cấu quản lý chồng chéo tất cả cán bộ quản lý từ giám đốc trở xuống đều thừa hành mệnh lệnh cấp trên, qua những chỉ thị kế hoạch được giao. Nhưng từ năm 1991 đến nay, đặc biệt sau giai đoạn tiến hành cổ phần hóa bộ máy quản lý của công ty đã có nhiều thay đổi để phù hợp tính chất kinh doanh.
Với nhiệm vụ sản xuất và quản lý điều hành được phân chia cho từng bộ phận sẽ cho thấy mô hình quản lý của công ty như sau:
Sơ đồ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc P.Giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng điều độ Phòng TCLĐ Phòng TCKTTK Phòng ĐTPT Phòng KTKH Phòng KT Phòng KDPG VP công ty Phòng KDVT Đoàn vận tải CN Phả Lại CN Quảng Ninh CN Hoàng Thạch CN Hải Phòng CN Hà Nam CN Ninh Bình CN Bỉm Sơn CN Phú Thọ CN Hoàng Mai CN Kiên Giang VP tại TPHCM TTKDTM Nhân Chính
Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng, là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp.
Trong đó, đứng đầu Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát …
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động của sản xuất, kinh doanh quản trị và điều hành công ty.
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc, kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc trong việc ra quyết định, chịu sự điều hành của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phó giám đốc trực tiếp giúp giám đốc phụ trách một số lĩnh vực hoạt động của công ty và khi giám đốc đi vắng, phó giám đốc thay mặt giám đốc điều hành giải quyết những công việc chung do giám đốc ủy quyền.
Cùng giúp việc cho giám đốc còn có 9 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ. Các phòng ban này trực tiếp thực hiện các kế hoạch của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc chuyên môn của mình.
Ưu điểm: Tổ chức bộ máy theo mô hình này sẽ giúp đảm bảo cho doanh nghiệp khai thác được trình độ và kinh nghiệm của các nhân viên giỏi hỗ trợ lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách và ra quyết định. Việc truyền thông tin giữa ban giám đốc với các bộ phận phòng ban chức năng và các chi nhánh trực thuộc được nhanh chóng và chính xác theo các nguồn trực tuyến-chức năng, giảm bớt sự rối loạn giữa mệnh lệnh và thông tin của các bộ phận quản lý trực tuyến với các
phòng ban chức năng. Mô hình có độ chuyên môn hoá nhất định trong quá trình giải quyết công việc nên thuận lợi cho việc xác định trách nhiệm và quyền hạn trong thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo công ty được sự giúp đỡ tích cực của các phòng ban chức năng trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh nên có nhiều thuận lợi, ý kiến tham mưu được tập trung theo chức năng nên có chất lượng và hiệu quả cao hơn, mệnh lệnh cũng được thực hiện nhanh chóng và được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Nhược điểm: Số đầu mối các phòng ban nhiều do tổ chức theo yêu cầu của các chức năng đa dạng (9 phòng ban và 1 phó giám đốc) nên đòi hỏi có sự phối hợp công tác và phân công trách nhiệm ở tầm cao hơn, đồng thời sự điều hoà của ban giám đốc với các phòng chức năng cũng khó khăn hơn. Hiện tại có một số chức năng giữa các phòng ban đang bị chồng chéo và có một số chức năng chưa được xác định cụ thể trong công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công tác quản lý.