Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 28)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 27/05/1957, Chi nhánh Kiến thiết thành phố Hà Nội - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (NHĐT&PT) Hà Nội ngày nay - đã ra đời chỉ sau 1 tháng kể từ ngày Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Trải qua hơn 48 năm hoạt động, ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi sau:

- Chi nhánh Kiến thiết thành phố Hà Nội (1957 - 1981) với nhiệm vụ là nhận vốn từ ngân sách ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội (1982 - 1989) nằm trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

- Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội (từ năm 1990 đến nay).

Từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội trải qua 4 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1957 - 1963: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

- Giai đoạn 1965 - 1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Giai đoạn 1975 - 1995: Bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi NHĐT&PT Việt Nam trở thành Tổng cục.

- Từ năm 1995 đến nay: hoạt động của NHĐT&PT Việt Nam nói chung, chi nhánh thành phố Hà Nội nói riêng chuyển sang giai đoạn mới: kinh doanh

đa năng tổng hợp, thực sự trở thành một ngân hàng thương mại nhà nước, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khi mới thành lập, Chi nhánh chỉ có 2 phòng là phòng Cấp phát và phòng Kế toán, đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội. Đến tháng 9/1963, Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội đã thành lập thêm 3 chi điếm là Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm. Đến năm 1966, tiếp tục thành lập chi điếm thứ 4 là chi điếm Đông Anh. Với việc các chi nhánh Gia Lâm (2001), Thanh Trì (2004), Từ Liêm và Đông Anh (2005) được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1, hiện nay chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội chỉ gồm các đơn vị trực thuộc là các phòng giao dịch.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức chung

Giám đốc: là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHĐT&PT Việt Nam về điều hành chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội

Các Phó giám đốc: Hiện nay chi nhầnh NHĐT&PT Hà Nội có 4 Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách 1 số công viêc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng thuộc bộ máy của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội (gọi tắt là phụ trách khối).

Trưởng các phòng, ban, bộ thuộc NHĐT&PT Hà Nội chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết các mặt công tác thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm về các vấn đề đó.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHĐT&PT Hà Nội

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một số phòng ban

Phòng tín dụng

Hiện nay, chi nhánh ĐT&PT Hà Nội gồm có 4 phòng tín dụng: - Phòng tín dụng 1: chuyên về các khách hàng xây lắp giao thông.

- Phòng tín dụng 2: chuyên về các khách hàng là doanh nghiệp của thành phố và dự án của thành phố.

- Phòng tín dụng 3: chuyên về các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Phòng tín dụng 4: chuyên về các khách hàng thuộc khối kinh tế địa phương. Phòng DVKHDN Phòng DVKH CN Các ĐV trực thuộc Khối hỗ trợ khách hàng Khối dịch vụ khách hàng Phòng TD 3 Phòng TD 2 Phòng TD 1 Khối tín dụng Phòng TTQT Phòng Kế hoạch NV Phòng TĐ-QLTD Khối KTKTNB Phòng tổ chức CB Văn phòng Khối QL nội bộ Các phòng GD 1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18 Ban giám đốc Phòng TD 4 Phòng Tiền tệ KQ Phòng Điện toán Phòng tài chính kế toán

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của khối tín dụng là: Thực hiện cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư (trung và dài hạn) đối với các dự án đầu tư, bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân theo quy trình nghiệp vụ và quy định hiện hành.

Phòng kế hoạch nguồn vốn

- Không ngừng tăng trưởng vững chắc nguồn vốn với chi phí thấp để phục vụ tăng trưởng trong hoạt động phục vụ đầu tư và phát triển kinh doanh của chi nhánh.

- Tổ chức sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn của chi nhánh.

- Đảm bảo cân đối nguồn vốn, sử dụng vững chắc, tổ chức chu chuyển vốn hợp lý.

Phòng thanh toán quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

- Thực hiện tư vấn về nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, hỗ trợ trong đàm phán với đối tác nước ngoài cho khách hàng.

- Lập báo cáo về hoạt động thanh toán quốc tế theo quy định. • Phòng tài chính kế toán

Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh (không làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm), bao gồm:

- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng/ ban trực thuộc.

- Hậu kiểm (đối chiếu, kiểm soát) các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh.

- Lập và phân tích các báo cáo tài chính của chi nhánh.

- Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng/ban trực thuộc chi nhánh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội 3 năm gần đây (2003 -2005). năm gần đây (2003 -2005).

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 1. Tình hình huy động vốn của NHĐT&PT Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng nguồn vốn huy động 8.068 9.484 12.934

a,Tiền gửi của dân cư 4.610 5.331 6.781

Trong đó: - không kỳ hạn 470,22 693,03 793,38 - có kỳ hạn < 1 năm 2.950,4 3.310,55 4.360,18 - có kỳ hạn > 1 năm 1.189,38 1.327,42 1.627,44

b,Tiền gửi của tổ chức kinh tế 508 741 847

Trong đó: - không kỳ hạn 67,56 105,96 152,98 - có kỳ hạn < 1 năm 314,96 496,47 550,38 - có kỳ hạn > 1 năm 125,48 138,57 143,64 c, Phát hành giấy tờ có giá 2.950 3.412 5.306 Trong đó: - ngắn hạn 1.888 2.231 3.448 - trung dài hạn 1.062 1.181 1.858

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Hà Nội

Qua bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội, có thể thấy lượng vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục: năm 2004 tăng 17,55% so với cùng kỳ năm 2003; năm 2005 tăng 36,38% so với năm 2004.

Theo tiêu thức đối tượng huy động: tỷ trọng tiền gửi của dân cư và

tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) tương đối ổn định qua các năm. Về mặt tuyệt đối, lượng tiền gửi của dân cư và của các TCKT luôn tăng lên so với năm trước. Tuy nhiên về mặt tương đối, tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm dần, dù không rõ rệt. Tỷ trọng tiền gửi của các TCKT tăng nhưng rất chậm.

Theo tiêu thức thời hạn: nguồn vốn trung và dài hạn của NHĐT&PT

Hà Nội không chỉ được mở rộng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn trung dài hạn của chi nhánh đang có hiệu quả.

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Bảng 2. Tình hình cho vay của NHĐT&PT Hà Nội

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ 5.218 5.828 6.642

a, Theo tiêu thức thời hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TD ngắn hạn 4.279 4.516 5.019

TD trung dài hạn 939 1.312 1.623

b, Theo đối tượng khách hàng

Doanh nghiệp Nhà nước 4.187 4.557 5.114

Doanh nghiệp phi Nhà nước 1.031 1.271 1.528

c, Theo tài sản đảm bảo

Có TSBĐ 2.348 3.672 5.314

Không có TSBĐ 2.870 2.156 1.328

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Hà Nội

Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội trong ba năm gần đây đã cơ bản bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như quy định, kỷ luật điều hành.

Tổng dư nợ (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) không ngừng tăng: năm 2004 tăng 11,69% so với năm 2003; năm 2005 tăng 13,97% so với năm 2004. Trong đó:

• Dư nợ tín dụng ngắn hạn không ngừng mở rộng về mặt lượng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm dần. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng qua các năm cả về mặt tuyệt đối và tương đối.

• Dư nợ đối với các doanh nghiệp phi Nhà nước tăng dần so với dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước.

• Dư nợ có tài sản đảm bảo tăng dần (cùng với việc thực hiện Đề án xử lý nợ tồn đọng của NHĐT&PT Việt Nam và việc ban hành Quyết định 493/NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro). Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng hướng tới sự an toàn.

2.1.3.3. Tình hình thu nhập

Bảng 3. Một số chỉ tiêu về thu nhập, chi phí của NHĐT&PT Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Thu nhập 2.137 2.398 2.631

Chi phí 1.017 1.209 1.408

Lợi nhuận trước thuế 1.120 1.189 1.223

Thuế thu nhập doanh nghiệp 313,6 332,92 342,44

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Hà Nội

Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội trong 3 năm gần đây luôn làm ăn có lãi. Lợi nhuận gia tăng qua từng năm: năm 2004 tăng 6,16%% so với năm 2003, năm 2005 tăng 2,86%% so với năm 2004. Sở dĩ, lợi nhuận của chi nhánh giảm sút về số tương đối là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng khác cùng địa bàn.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội Hà Nội

2.2.1. Quy chế tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội

2.2.1.1. Các quy định của tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội NHĐT&PT Hà Nội

Mục đích cho vay trung và dài hạn: giúp doanh nghiệp có điều kiện

sản xuất, đầu tư cho các dự án xây dựng nhằm tạo ra lợi nhuận phù hợp quy định của pháp luật và sự phát triển của nền kinh tế.

Đối tượng của tín dụng trung và dài hạn: là các chi phí cấu thành tổng mức vốn đầu tư của dự án như: chi phí thuê, mua đất, chi phí xây dựng nhà xưởng, chi phí mua sắm máy móc thiết bị, mua công nghệ sản xuất, mua các phương tiện vận chuyển, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường sá,…), …

Thời hạn tín dụng trung và dài hạn: được tính từ khi đồng vốn đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn cuối cùng và lãi cuối cùng phải thu về. Thời hạn tín dụng có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ. Thời hạn tín dụng do ngân hàng và khách hàng thoả thuận căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Lãi suất tín dụng trung và dài hạn: lãi suất tín dụng cụ thể do Ngân

hàng và khách hàng thoả thuận. Ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh (theo định kỳ hoặc theo thông báo lãi suất suất trên thị trường quốc tế hay thông báo lãi suất của ngân hàng). Dù lãi suất được xác định thế nào thì nó luôn bao gồm: lãi suất huy động, chi phí hoạt động của ngân hàng, thuế, lợi nhuận dự tính và mức bù rủi ro.

Mức và giới hạn tín dụng trung và dài hạn: mức tín dụng trung và dài hạn được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ và khả năng bảo đảm tiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, nhưng tối đa không vượt quá giới hạn tín dụng. Giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.

Nguồn vốn cho vay: nguồn vốn hình thành nên các khoản tín dụng

trung và dài hạn gồm có: - Vốn tự có của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạn, huy động tiền gửi định kỳ dài hạn. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

- Vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước.

- Vay nợ nước ngoài để cho vay trung và dài hạn.

Biện pháp đảm bảo tiền vay: NHĐT&PT Hà Nội áp dụng các biện

pháp bảo đảm tiền vay sau:

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng đủ điều kiện.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng không thể trả được nợ, giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Phương thức cho vay: ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau

về việc áp dụng các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần (cho vay theo món): áp dụng với khách hàng có quan hệ không thường xuyên với ngân hàng, có nguồn thu thường không ổn định.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng với khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, có sản xuất - kinh doanh ổn định và có hiệu quả.

- Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống.

- Cho vay hợp vốn: ngân hàng cùng một số tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hang, trong đó ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối thu xếp.

- Cho vay trả góp: khi cho vay, ngân hàng cùng kháchhàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng dự phòng.

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHĐT&PT Việt Nam.

Phương thức hoàn trả nợ gốc và lãi: căn cứ vào đặc điểm sản xuất

kinh doanh, luân chuyển vốn, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, việc xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay được quy định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 28)