Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 61 - 64)

Thẩm định dự án đầu tư nhằm xac định tính hiệu quả của dự án, là một cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không. Vì vậy, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư chính là nâng cao chất lượng tín dụng.

Thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

- Thẩm định kỹ thuật bao gồm: thẩm định sự cần thiết, quy mô của dự án, công nghệ và trang thiết bị, nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác, phương án địa điểm xây dựng, phương án kiến trúc.

- Thẩm định kinh tế của dự án: đánh giá hiệu quả của dự án trên giác độ của toàn nền kinh tế.

- Thẩm định tài chính dự án: là bước quan trọng nhất, nhằm tính toán khả năng sinh lãi của dự án. Đây là bước mà ngân hàng - với tư cách là người cho

vay - quan tâm nhất vì nó có liên quan đến khả năng hoàn trả cũng như lợi ích mà dự án đem lại cho ngân hàng.

Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cần chú ý một số vấn đề sau:

- Hoàn thiện công tác tổ chức thẩn định dự án: khi thẩm định dự án đòi hỏi đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm vũng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành và của địa phương. Xác định và kiểm tra toàn diện tất cả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để có ý kiến đánh giá xác đáng. Tuy nhiên theo cách thức hiện nay, NHĐT&PT Hà Nội chưa có sự chuyên môn hoá, cán bộ tín dụng thường kiêm nhiệm luôn chức năng theo dõi và quản lý khoản vay. Điều này phần nào ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định, nhiều trường hợp dẫn đến sai lầm trong cho vay hoặc quyết định dự án hiệu quả. Do đó, cần lập bộ phận thẩm định dự án riêng, tách khỏi bộ phận tín dụng.

- Hoàn thiện phương pháp thẩm định: các phương pháp thẩm định mà ngân hàng thường áp dụng là NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều (theo từng biến đầu vào). Rất ít dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng một lúc) hay phân tích tình huống nhằn đánh giá toàn diện những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ biến động thấp hơn nhiều so khả năng có thể xảy ra. Ngân hàng nên linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng. Trong thẩm định dự án, ngân hàng còn phải tính đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền, tức là có áp dụng phương pháp tiên tiến trong thẩm định

đầu tư, bao gồm: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất nội hoàn (IRR), thời gian hoàn vốn có chiết khấu , chỉ số doanh lợi (PI), điểm hoà vốn qua các năm, phân tích rủi ro … bằng các ứng dụng chương trình phàn mềm máy tính.

- Hoàn thiện nội dung thẩm định: khi tiến hành thẩm định một dự án , có hai nộ dung chính cần hết sức quan tâm:

 Thẩm định khách hàng vay vốn: trước tiên, ngân hàng cần xác minh tính trung thực của các số liệu do khách hàng cung cấp (như: trong khoản phải thu trong báo cáo tài chính của khách hàng thì có bao nhiêu phần trăm là khó đòi, trong hàng tồn kho thì có bao nhiêu phần trăm hàng kém phẩm chất, bị ứ đọng, …). Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính nên đánh giá, kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngành liên quan. Đồng thời phải phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định chính xác năng lực quản lý ngân quỹ, khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của khách hàng. Mặt khác, nên đánh giá định tính khách hàng về các mặt như: năng lực lãnh đạo quản lý của doanh nghiệp, hình ảnh, vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

 Thẩm định dự án vay vốn: một dự án vay vốn đòi hỏi được xem xét đầy đủ các nội dung cần thiết để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện và giúp cho việc đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Mọi nội dung của dự án đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án; kết quả thẩm định phương diện kỹ thuật lại là cơ sở để tính toán các dòng thu nhập, chi phí, xác định nên hiệu quả tài chính của dự án; trong khi hiệu quả tài chính dự án lại là cơ sở để thẩm dịnh lợi ích kinh tế, xã hội và quyết định phương án cho vay, thu nọ của ngân hàng.

- Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư dự án: ngân hàng nên giúp chủ đầu tư xây dựng một dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm gì, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm đó, các phương án kỹ thuật, nhập thiết bị công nghẹ, tính toán nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất

như thế nào. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng giúp đỡ chủ đầu tư tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở dự tính quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận, đồng thời cảnh báo cho chủ đầu tư các rủi ro mà dự án có thể gặp phải để chủ đầu tư đề ra nhứng biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thảm định dự án. Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn:

 Kiểm tra trước: giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể: các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành đã đầy đủ chưa? hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn đã đày đủ và hợp lệ chưa? Đã thu thập đủ thông tin cần thiết liên quan đến dự án chưa?

 Kiểm tra trong: tác dụng của giai đoạn này là nhằm giám sát quá tình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ , sai sót về thủ tục, … nhằm ngăn chận kịp thời những thiệt hại sau này.

 Kiểm tra sau: được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích phát hiện ra những hiện tượng bất thưòng, bảo đảm tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w