NHĐT&PT Hà Nội
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHĐT&PT Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đã được mở rộng cả về khối lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ.
- Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dã thay đổi theo hướng đa dạng đối tượng khách hàng, mở rộng việc tài trợ tín dụng trung và dài hạn không chỉ cho các doanh nghiệp Nhà nước, các Tổng công ty mà còn cho cả các doanh nghiệp phi Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng làm ăn có hiệu quả.
- Hoạt động tín dụng trung dài hạn ngày càng mang tính an toàn được phản ánh qua việc dư nợ có tài sản đảm bảo tăng một cách nhanh chóng.
- Ngân hàng đã đưa ra chiến lược khách hàng hợp lý: đa dạng hoá các loại hình lãi suất, áp dụng lãi suất một cách linh hoạt theo diễn biến thị trường tạo thuận lợi cho khách hàng lựa chọn loại lĩa suất có lợi nhất cho mình. Ngân hàng đã thực hiện việc chủ động tìm đến với khách hàng mới, thiết lập mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũ, nhờ đó mở rộng được dư nợ tín dụng trung
và dài hạn, đồng thời phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý thích đáng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng được hoàn thiện dần theo hướng tạo ra sự linh hoạt, chủ động nhất định cho cán bộ tín dụng. Đồng thời với chiến lược dàn trải rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hình thức đầu tư trung và dài hạn, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng từng bước được nâng cao. Chính sách tín dụng của ngân hàng được cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước, theo kịp xu thế chung và đảm bảo lợi ích của khách hàng.
- Trình bộ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao thông qua các khoá huấn luyện do ngân hàng tự tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ tham giá các khoá học trong nước và nước ngoài.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của NHĐT&PT Hà Nội còn có một số hạn chế sau:
• Dư nợ tín dụng trung và dài hạn còn thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn huy động trung và dài hạn: Mặcdù dự nợ tín dụng trung và dài hạn trong những năm gần đây tăng liên tục về mặt khối lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ nhưng có thể thấy là tỷ trong dưe nợ trung và dài hạn vẫn còn thấp, chỉ đạt mức tối đa là 24,44% năm 2005. Hệ số sử dụng vốn trung dài hạn của ngân hàng để tài trợ cho tín dụng tung dài hạn chỉ đạt mức tối đa là 49,57% năm 2004. Việc này dẫn đến lãng phí nguồn vốn huy động trung và dài hạn, huy động được nhiều nhưng sử dụng không hiệu quả làm cho ngân hàng phải gánh chịu chi phí trả lãi lớn.
• Chiến lược đa dạng hoá khách hàng của ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả: Với định hướng mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn sang
tăng dần tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của thành phần này. Tuy nhiên, tỷ trọng trong tổng dư nợ vẫn còn thấp, mới chỉ tăng lên đến 27% năm 2005.
• Hoạt động marketing nhằm quảng bá hình ảnh ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức: Hoạt động marketing có ý nghĩa quan trong trong
việc đưa hình ảnh ngân hàng đến với khách hàng nhưng lại chưa được ngân hàng thực sự chú ý. Sự chủ động tìm đến khách hàng của ngân ngân hàng đã bước đầu được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Hiện tại, hội nghị khách hàng của ngân hàng chỉ được tổ chức 1 lần 1 năm với quy mô chưa lớn. Các tiện ích kèm theo mang tính chất khuyến mãi khi khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng chưa nhiều nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng địa bàn.
• Vấn để nợ quá hạn: tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn tăng giảm
không ổn định, năm 2004 có giảm so với năm 2003, nhưng năm 2005 lại tăng và còn cao hơn so với năm 2003. Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ gặp nhiều khó khăn do khó bán, nếu bán được thì giá lại không cao. Nhiều tài sản cầm cố, thế chấp khi tiến hành xử lý lại giảm giá trị so với ban đầu. Các tài sản bảo đảm liên quan đến bất động sản khó khai thác và nhiều khi lại phải ra toà để xử tranh chấp.
• Việc đa dạng hoá hình thức đầu tư trung dài hạn chưa hiệu quả:
việc cho vay bằng đồng ngoại tệ chưa được mở rộng một cách hợp lý. Dư nựo bằng nội tệ vẫn chiếm chủ yếu, tỷ trong dư nợ bằng ngoại tệ có xu hướng giảm trong khi cho vay bằng ngoại tệ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Các hoạt động tín dụng trung dài hạn khác như bảo lãnh, tài trợ thuê mua, … chưa được khai thác đúng mức. Vốn huy động được sử dụng để đầu tư gián tiếp (gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, NHĐT&PT trung ương, các tổ chức tín dụng khác) còn lớn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Sở dĩ vẫn còn tòn tại những hạn chế trên trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng là do cả những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan.
• Nguyên nhân khách quan
Về phía doanh nghiệp:
Mặc dù khách hàng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cao nhưng họ còn lúng túng trong việc lựa chọn hướng đầu tư, dự án thiếu tính khả thi và sự tham gia không đầy đủ của mức vốn tự có vào dự án.
- Không có dự án khả thi: ngân hàng đưa ra quyết định cho vay dựa trên tính khả thi của dự án. Một dự án khả thi là một dự án được xây dụng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ và phân tích đáng giá tình hình chính xác. Do đó, yêu cầu người xây dựng dự án phải có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm trong phân tích và nhận định tình hình. Tuy nhiên, trong thực tế hầu như các doanh nghiệp chưa thể tự xây dựng dự án trung và dài hạn một cách hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư phải nhờ ngân hàng tính toán nhu cầu vốn đầu tư, lập phương án trả nợ, lập kế hoạch lưu chuyển vốn, … Chính vì trình độ yếu kém của các doanh nghiệp trong việc xây dựng dự án đầu tư nên nhiều khi dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng để xin vay vốn không thực sự mang tính khả thi.
- Không có đủ vốn tự có tham gia và dự án: điều kiện về mức vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án nhằn hạn chế rủi ro cho ngân hàng, tạo ra sự chia sẻ trách nhiệm giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo quy định của NHĐT&PT, vốn tự có phải chiếm tối thiểu 15% tổng chi phí dự án đối với dự án mới.
- Không đủ tài sản thế chấp hợp lệ: tài sản thế chấp là điều kiện để đảm bảo an toàn cho ngân hàng đề phòng khi có có những sự cố xảy ra ngoài dự kiến khiến cho dự án không đạt được hiệu quả dự tính.
- Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp do quản lý, sử dụng vốn vay
không hợp lý làm cho hiệu quả của dự án bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, do sự tuân thủ chế độ lập và nộp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho ngân hàng chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giám sát, theo dõi tình hình tài chính, việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp chưa cập nhật trong việc đổi mới công nghệ. Nhiều khi doanh nghiệp nhập một dây chuyền công nghệ được coi là hiện đại so với trong nước nhưng đã lạc hậu so với nước ngoài, kết quả là khi doanh nghiệp tung được sản phẩm ra thị trường thì lại không cạnh tranh được so với các hàng hoá nhập khẩu.
Về môi trường kinh doanh
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hoá nội địa với hàng hoá ngoại nhập, đặc biệt là hàng hoá nhập lậu, trốn thuế làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút, thu nhập không dảm bảo trả nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng.
- Các doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô nên không điều chỉnh kịp hoạt động sản xuất - kinh doanh cho phù hợp, nguy cơ thua lỗ cao.
- Môi trường chính sách cho hoạt động tín dụng chưa hoàn thiện, còn gây nhiều khó khăn cho ngân hàng khi xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, nhất là bất động sản.
- Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn về lãi suất cho vay, hình thức dịch vụ đi kèm, …
- Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng làm cho ngân hàng nhiều khi không chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng.. Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ nhiều khi yếu tố hiệu quả không được đặt lên hàng đầu. Các dự
án được cấp tín dụng theo kiểu này thường là các dự án có nhu cầu vốn đầu tư lớn. Do đó, khi rủi ro xảy ra, tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.
Về phía ngân hàng
- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa đồng đều, còn nhiếu bất cập:
Cán bộ tín dụng còn chuyên trách nhiều khâu trong quá trình thẩm định, họ vừa phải sàng lọc thông tin, tính toán các chỉ tiêu, thẩm định về mặt kỹ thuật và thị trường, phân tích thông tin để đưa ra phán quyết, giám sát khoản vay, …Quá nhiều công việc đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm, có kiến thức sau rộng về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ tín dụng không đồng đều như hiện nay của ngân hàng, để có thể hoàn thành nhiều khâu như vậy một cách hiệu quá là khó khăn.
Đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa đủ về lực lượng và khả năng để thẩm định hiệu quả mọi dự án. Có những lúc ngân hàng phải đi thuê chuyên gia để thẩm định tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án, gây tốn kém cho ngân hàng. Do đó, nhiều khi ngân hàng bị lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc đưa ra quyết định đầu tư không hiệu quả.
Trình độ thu thập và phân tích thông tin còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp ngân hàng không thể đưa ra quyết định cho vay hay quyết định không hiệu quả là do thiếu thông tin về khách hàng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chưa được hoàn thiện, sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn chưa tốt. Vì vậy, còn làm mất thời gian của khách hàng khi tham gia giao dịch, ảnh hưởng tới sự thu hút khách hàng của ngân hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng còn nhiều vướng mắc. Khâu kiẻm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra còn thiếu về số lượng và năng lực, chưa kịp thời phát hiện những bất ổn trong hoạt động tín dụng (dấu hiệu móc ngoặc giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, cán bộ tín dụng không tuân thủ đúng quy trình
tín dụng, …). Hệ thống thông tin nội bộ ngành chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp trao đổi thông tin còn yếu.
- Cơ sở hạ tầng của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức: Cơ sở hạ tầng là yếu tổ nâng cao hình ảnh của ngân hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng khi giao dịch, thu hút khách hàng đến với ngân hàng, giúp ngân hàng thu thập thông tin nhanh chóng, quản lý các khoản cho vay dễ dàng và khoa học. Tuy nhiên, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của chi nhánh chưa tương xứng với tầm vóc, uy tín của ngân hàng đã gây nhiều trở ngại cho cán bộ làm việc có năng suất và hiệu quả.
- Ngân hàng chưa thực sự được giao quyền chủ động trong cho vay trung và dài hạn đối với các dự án có quy mô lớn nên quy trình cho vay trơ nên phức tạp hơn khi nhu cầu vay vượt quá thẩm quyền cho vay của chi nhánh, làm mất thời gian của khách hàng, có khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ NỘI 3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh
NHĐT&PT Hà Nội
Đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua việc chú trọng nghiên cứu và
áp dụng các hình thức huy động vốn mới phù hợp với địa bàn thủ đô, nâng cao chất lượng các phòng giao dịch, mở rộng mạng lưới trên các địa bàn tiềm năng, tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tiện ích của ngân hàng với khách hàng. Năm 2006, chi nhánh đặt mục tiêu nguồn vốn huy động tăng 19% so với năm 2005.
Gắn liền tăng trưởng tín dụng với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển dịch vụ. Năm 2006, chỉ tiêu dư nợ của chi nhánh phấn đấu
đạt mức tăng trưởng 21% so với năm 2005. Để có thế đạt được chỉ tiêu này, ngân hàng đã có phương hướng hoạt động tín dụng như sau:
- Tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tất cả các khâu marketing, đề xuất, thẩm định, kiểm tra, giám sát và quyết định cho vay.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng và quản lý giới hạn, cơ cấu tín dụng. Thường xuyên đánh giá phân tích khoản vay, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo của các đơn vị để giảm dần nợ xấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, gia tăng tài sản đảm bảo tiền vay.
- Tích cực thu hồi nợ nhằm tăng nhanh vòng quay tín dụng.
- Lập kế hoạch, phương án xử lý nợ và đôn đốc các đơn vị thực hiện kiên quyết trong công tác xử lý nợ xấu, triệt để thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, tận thu lãi treo.
Nâng cao chất luợng dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng cách
phẩm dịch vụ mới trên cở nền tảng của Dự án hiện đại hoá, tập trung xây dựng các sản phẩm tiện ích, dịch vụ đi kèm mang tính chuyên môn hoá cao.
Mở rộng mạng lưới và phát triển chất lượng nguồn nhân lực:
- Rà soát qui hoạch cán bộ, kế hoạch đề bạt cán bộ để xây dựng dội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, được đào tạo cơ bản và cập nhất kiến thức đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của từng cá nhân.
- Tăng cường công tác giáo dục và thực hiện đào tạo, khuyến khích cán bộ tự đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thực hiện tốt chính sách về tuyển dụng cán bộ, đảm bảo thu hút được lực