NHĐT&PT Hà Nội
3.2.1. Tăng cường huy động vốn để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn dụng trung và dài hạn
Nguồn được dùng để tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng chính là nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Tuy nhiên, do mức vốn trung và dài hạn tại chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội không phải tại mọi thời điểm đều có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Vì vậy, đã dẫn đến thực trạng là ngân hàng phải sử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sự không phù hợp về kỳ hạn này đã khiến ngân hàng phải đối mặt với hai loại rủi ro là: rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Do đó, để mở rộng tín dụng trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, cần thiết phải mở rộng huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Một số biện pháp để có được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tăng trưởng ổn định và vững chắc với chi phí rẻ là:
• Đa dạng hoá các hình thức huy động nhằn thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư.
Đặc điểm của dân cư khi gửi tiền vào ngân hàng là vì mục đích an toàn và sinh lời. Do đó, để thu hút được nguồn này, ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra nhiều hình thức huy động hấp dẫn và thuận tiện cho người gửi tiền với lãi suất huy động đa dạng và linh hoạt như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ, thực hiện dịch vụ tiền gửi một nơi rút tiền nhiều nơi, … Bên cạnh đó, cần mở rộng huy động các ngoại tệ mạnh khác ngoài USD như EUR, GBP, JPY…
Để hạn chế việc người dân rút tiền, ngân hàng cần phổ biến và hướng dẫn người dân (đặc biệt là những người có thu nhập cao và ổn định) những dịch vụ ngân hàng hiện đại như: mở tài khoản sử dụng thẻ ATM, trả lương qua tài khoản, … Các dịch vụ này sẽ nhằm khuyến khích họ sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó giảm được luợng tiền mặt trong lưu thông, ngân hàng có thể tận dụng nguồn tiền gửi của dân cư một cách lâu dài.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi gửi tiền, ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi, mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch tại các khu dân cư đông đúc, các trung tâm thương mại (tức là ngân hàng cần thực hiện phương châm đến với khách hàng chứ không chờ khách hàng đến với mình).
• Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thường là các nguồn lớn và ổn định nên tiết kiệm được thời gian và chi phí huy động cho ngân hàng. Để mở rộng nguồn này, ngân hàng cần:
- Thiết lập mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ chức có lượng tiền gửi lớn như: Kho bạc, các công ty bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, …, đưa ra các hình thức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt và cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích đi kém khác. Đồng thời, mục đích gửi tiền của cá tổ chức này thường
là để thanh toán nên việc phát triển mạng lưới thanh toán (rộng khắp và nhanh chóng) sẽ thu hút được nguồn tiền gửi của đối tượng này.
- Ngân hàng cũng phải mở rộng quan hệ với các tổ chức kinh tế khác bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu chu kỳ sản xuất, chu kỳ thu nhập, đặc điểm luân chuyển vốn của các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức kinh tế - tài chính, … để biết được đơn vị nào thường xuyên có lượng tiền nhàn rỗi lớn và đặt quan hệ giao dịch.
- Ngoài nguồn vốn huy động trong nước là chủ yếu, ngân hàng cũng cần quan tâm đến nguồn đi vay từ các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu á, quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ phát triển kinh tế - xã hội Châu á … Tuy nhiên nếu không quản lý chặt chẽ và hiệu quả nguồn này thì sẽ dẫn đến nguy cơ nợ nước ngoài cao, hậu quả khó luờng.
Việc mở rộng nguồn vốn trung và dài hạn sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những dự án có hiệu quả cao nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, tránh tình trạng do thiếu nguồn cho vay tung và dài hạn mà phải xác định thời hạn cho vay không thích hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án hay chu kỳ thu nhập của khách hàng, dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn hay phải gia hạn nợ.