Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 46 - 47)

Bảng 10. Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi của NHĐT&PT Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ 5.218 5.828 6.642 Nợ quá hạn 87,14 90,33 92,99 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 1,67% 1,55% 1,4% Nợ khó đòi 42 41,19 47,42 N ợ khó đòi /nợ quá hạn 48,2% 45,6% 51% Tỷ lệ nợ quá hạn TDH 2.06% 1,79% 2,75% Nợ khó đòi TDH/Nợ quá hạn TDH 53,6% 47.2% 52,9%

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Hà Nội

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHĐT&PT Hà Nội luôn đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 3%). Tuy nhiên, trong nợ quá hạn thì nợ khó đòi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần: từ 48,2% năm 2003 lên 51% năm 2005. Đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng đang có vấn đề.

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung, tăng giảm không ổn định. Trong số các khoản nợ quá hạn trung dài hạn thì luôn có khoảng trên dưới 50% là các khoản nợ khó đòi.

Nợ quá hạn trung dài hạn của ngân hàng chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi nợ quá hạn của các doanh nghiệp phi Nhà nước lại tương đối thấp, chứng tỏ chất lượng tín dụng đối của thành phần này tương đối tốt. Điều này cho thấy, chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi thì không cần là doanh nghiệp lớn ngân hàng cũng nên cho vay. Việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần phải căn cứ vào tính hiệu quả của dự án chứ không nên căn cứ vào thành phấn kinh tế và

không nên có những ưu đãi tín dụng đối với khách hàng chỉ vì đó là doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội (Trang 46 - 47)