Phân tích sự biến động của tài sản và cơ cấu phân bổ tài sản

Một phần của tài liệu phương hướng hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 646 (Trang 29 - 34)

II. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính của công ty

1. Phân tích sự biến động của tài sản và cơ cấu phân bổ tài sản

1.1. Phơng pháp và nội dung phân tích.

Để nắm bắt đợc một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng nh tình hình sử dụng tài sản của công ty, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế Toán nói chung và của phần Tài Sản nói riêng. Tổng số Tài Sản của công ty bao gồm hai loại là Tài Sản Lu Động và Tài Sản Cố Định. Tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu từng giai đoạn hợp lí hay không sẽ ảnh hởng lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản là để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản nh thế nào để từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lí hay không. Với ý nghĩa quan trọng nh vậy cho nên bộ phận kế toán của công ty đã sử dụng phơng pháp so sánh theo chiều ngang và chiều dọc để phân tích tình hình biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của công ty theo những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng nh từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa năm trớc so với năm sau cả về số tuyệt đối lẫn số tơng đối của tổng số tài sản cũng nh chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy đợc sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công

Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn có hợp lí không? cơ cấu vốn đó tác động nh thế nào đến quá trình kinh doanh và có phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty hay không? Tất cả đợc xem xét thông qua việc xác định tỉ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, đồng thời so sánh tỉ trọng từng loại giữa năm trớc so với năm sau để thấy đợc sự biến động của cơ cấu vốn.

Thực hiện hai nội dung trên, bộ phận kế toán của công ty đã lập Bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản theo mẫu sau:

Bảng 2.1. Bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn

(đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu STĐầu năm TT% STCuối kì TT% ST Tăng giảmTL% TT%

A.TSLĐ & ĐTNH 11189521869 69,4 19260125572 83,6 8070603703 72,1 14,2

I. Tiền 2292757149 20,5 5369149139 27,9 3076391990 134,2 7,4

II.CK ĐTTCNH 0 0 0 0 0 _ 0

III.CK phải thu 645053534 5,8 6453110132 33,5 5808056598 900,4 27,7

IV.Hàng tồn kho 8187317856 73,2 7369506673 38,3 -817811183 -9,9 -34,9 V.TSLĐ# 64393330 0,5 68359628 0,3 3966298 6,2 -0,2 B.TSCĐ & ĐTDH 4924842994 30,6 3774931157 16,4 -1149911837 -23,3 -14,2 I.TSCĐ 4924842994 100 3751472738 99,4 -1173370256 -23,8 -0,6 II.ĐTTCDH 0 0 0 0 0 _ 0 III.CFXDCBDD 0 0 23458419 0,6 23458419 _ 0,6

IV. Kí quỹ kí cợc dài hạn 0 0 0 0 0 _ 0

Nhận xét:

Cuối kì kinh doanh, tổng Tài Sản của công ty tăng khá mạnh so với đầu năm là 42,95% tơng ứng 6.920.691.866 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do TSLĐ và ĐTNH tăng mạnh về cuối kì với tỉ lệ 72,1% ứng với 8.070.603.703 đồng, trong khi TSCĐ và ĐTDH lại giảm sút mạnh cả về số tiền và tỉ trọng(- 23,3%). Tuy nhiên việc tổng Tài Sản của công ty về cuối kì tăng mạnh cho thấy quy mô kinh doanh của công ty có vẻ nh đang dần đợc mở rộng. Đi vào xem xét từng loại tài sản cho thấy:

Cơ cấu TSCĐ & ĐTDH trong tổng Tài Sản của công ty cả đầu năm và cuối kì là cha hợp lí với doanh nghiệp xây lắp. Tỉ trọng TSCĐ và ĐTDH không những nhỏ mà còn giảm về cuối kì. Nguyên nhân của hiện tợng này là do trong kì số máy móc thiết bị mới đợc trang bị thêm tăng rất nhỏ so với số máy móc cũ cần thanh lí và số trích khấu hao trong năm. Đây là điều bất lợi mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới nhằm tăng cờng cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty để đảm bảo tiến độ và chất lợng thi công các công trình. CFXDCB chiếm tỉ trọng quá nhỏ và chỉ tăng lên vào cuối năm khi công ty trúng thầu một số công trình và tiến hành xây dựng lán trại phục vụ thi công. Các khoản Đầu T Tài Chính Dài Hạn không phát sinh cũng là vấn đề cần xem xét nhằm tăng năng lực tài chính của công ty. Bởi vì Đầu T Tài Chính Dài Hạn sẽ đem lại nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, và nó phù hợp với xu thế chung là đa dạng hoá các hoạt động để giảm thiểu rủi ro tài chính.

Trong khi TSCĐ và ĐTDH giảm đi thì TSLĐ và ĐTNH cuối kì so với đầu năm lại tăng 72,1% ứng với 8.070.603.703 đồng và chủ yếu là do các khoản Phải thu tăng lên (900,4%), đặc biệt là các khoản Phải thu của khách hàng. Trong khi đó tiền và các khoản đầu t tài chính ngắn hạn cũng tăng nhng chậm hơn các khoản phải thu. Điều đó cho thấy ở thời điểm cuối kì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đợc tăng lên, công ty có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều tiền và lâu thì không phải là tốt. Các khoản phải thu tăng nhanh dẫn đến tỉ trọng các khoản phải thu đầu năm là 5,8% đến cuối kì là 33,5%, tăng 27,7%. Điều này cho thấy công ty cha tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu nhằm giảm bớt ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, tránh để doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn quá nhiều.

Hàng tồn kho giảm 34,9% ứng với 817.811.183 đồng nguyên nhân chủ yếu là do Chi Phí Xây Dựng Cơ Bản Dở Dang giảm đi vì các công trình đã đ- ợc hoàn thành bàn giao theo tiến độ thi công.

Tóm lại, qua việc phân tích bảng trên cho thấy: cơ cấu tài sản của công ty là cha hợp lí, các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh doanh thì không tăng trong khi các loại tài sản không cần thiết lại tăng mạnh, đặc biệt là các khoản phải thu. Chính vì lẽ đó trong thời gian tới cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của các chủ đầu t, hạn chế rủi ro trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa đủ phù hợp với nhu cầu xây lắp và thực hiện các giao dịch cần tiền, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

1.2. Ưu và nhợc điểm.

Việc phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của công ty nh trên là cách làm rất hiệu quả. Thông qua Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ tài sản của công ty, ngời đọc đợc cung cấp các thông tin quan trọng sau:

• Sự biến động của TSCĐ ảnh hởng đến quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty nh thế nào.

• Sự biến động của tiền và đầu t tài chính ngắn hạn có làm tăng khả năng ứng phó của công ty đối với các khoản nợ đến hạn hay không.

• Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hởng lớn bởi nhân tố nào trong quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ, sản xuất thi công đến khâu bàn giao quết toán công trình.

• Công ty có thái độ nh thế nào đối với sự biến động của các khoản phải thu, đã thúc đẩy công tác thanh toán thu hồi nợ hay cha, và đã có chính sách tín dụng nh thế nào đối với khách hàng của công ty.

Với những thông tin này, giám đốc công ty có thể đa ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cờng năng lực sản xuất kinh doanh cũng nh điều chỉnh lại cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sao cho hợp lí để việc sử dụng vốn kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác, qua Bảng phân tích trên giám đốc công ty cũng nh nhà đầu t, ngân hàng, cổ đông, cơ quan thuế... có thể thấy rõ đợc tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính sách tài chính của doanh nghiệp trong việc tổ chức huy động vốn.

Xuất phát từ những u điểm trên, trong thời gian tới công ty nên tiếp tục duy trì công tác phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ tài sản để góp phần tăng cờng hiệu quả quản lí kinh doanh nói chung và quản lí tài chính doanh nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu phương hướng hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 646 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w