Những khó khăn và thử thách

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.2. Những khó khăn và thử thách

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong khi thực hiện thu hút ĐTNN TP còn gặp một số khó khăn và thử thách.

Mặc dù, Nhà nước đã có những chính sách, chủ trương mới nhằm thu hút ĐTNN, nhưng các hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện các chính sách chủ trương thường chậm nên chưa phát huy được tác dụng.

Quy trình và thủ tục cấp giấy phép đầu tư chưa được cải thiện nhiều, mặc dù TP kiên quyết cải cách thủ tục hành chính (các thủ tục hành chính còn rườm ra, gây khó khăn cho người dân và DN). Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày một cao của TP. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm còn khá phổ biến trong các cơ quan công quyền: tiêu cực, nhũng nhiễu đã gây cản trở cho hoạt động kinh doanh chân chính của DN, làm chi phí sản xuất DN bị tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của DN trên thương trường trong và ngoài nước. Hoạt động tiêu cực, nhũng nhiễu tồn tại từ lâu nhưng những nổ lực khắc phục mang lại hiệu quả còn chậm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng thấp. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này, cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng có thể nói môi trường đầu tư của TP, tuy đã được cải thiện nhưng tốc độ cải thiện còn chậm, thêm vào đó là thủ tục triển khai dự án đầu tư vẫn còn phức tạp, kéo dài khiến cho TP trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN.

Quỹ đất TP có hạn, việc đền bù giải toả gặp nhiều khó khăn, giá đền bù biến động theo chiều hướng tăng, đối với các dự án lớn thì việc đền bù lớn dẫn đến sự khó khăn và chậm trễ trong quá trình triển khai các dự án đầu tư.

Khoảng 2 năm gần đây, sự phát triển công nghiệp hoá - đô thị hoá các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh lân cận dẫn đến thiếu nguồn nhân lực cho các dự án FDI triển khai ở TP.

Thành phố không đủ nguồn lực tài chính công để giải quyết các nhu cầu về phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã và đang rất cấp bách: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước và các vấn đề xã hội phát sinh… trong khi sự gia tăng nhanh chóng người nhập cư vào TP đã tiếp tục tạo nên áp lực rất lớn đối với hạ tầng kỹ thuật và xã hội của TP. Các ngành kinh tế phát triển sẽ thu hút thêm lao động, nhất là lao động nhập cư và đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sẽ dẫn đến quá tải và ô nhiễm môi trường nặng hơn.

Việc phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn TP thời gian qua không đồng bộ với việc quy hoạch phát triển khu dân cư và bảo vệ môi trường, trong quá trình quy hoạch chưa xem xét đến các yếu tố địa lý (liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên, khu dân cư… của các khu vực) mà phát triển chủ yếu dựa vào các tuyến đường giao thông chính có sẵn, không quy hoạch các tuyến giao thông mới phục vụ phát triển Khu công nghiệp. Quy hoạch tổng thể TP qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng đến nay quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn vẫn bị chi cắt, chưa có kết nối

tổng thể các Khu công nghiệp với khu vực xung quanh. Thiếu đồng bộ trong xây dựng hạ tầng giữa trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp, thiếu đồng bộ với các công trình phục vụ cho các Khu công nghiệp. Việc quy hoạch hệ thống các Khu công nghiệp, Khu chế xuất thiếu sự phối hợp trong một tổng thể giữa TP và các tỉnh lân cận, còn bị chia cắt địa giới hành chính nặng nề. Hậu quả là một lượng lớn lao động tỉnh nhập cư vào TP (50- 70%), trong khi đó TP còn nhiều bất cập như: nhà ở, quản lý hộ khẩu, quy hoạch khu dân cư mới, tệ nạn xã hội… đã tạo áp lực rất lớn cho TP.

Nhiều quyết định thường xuyên thay đổi về xuất - nhập khẩu, về thuế, tín dụng, tài chính DN đã tạo ra nhiều khó khăn cho các thành phần kinh tế trong đầu tư và kinh doanh, nhất là những nhà đầu tư muốn tính toán làm ăn lâu dài, bài bản.

Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách và các định chế tài chính - tín dụng - đầu tư đã làm hạn chế khả năng huy động các nguồn vốn trong nước để tài trợ cho các dự án đầu tư có tác dụng đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn ĐTNN của các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực ngày càng gay gắt. Dòng vốn ĐTTTNN chảy vào các khu vực vừa có nhiều lợi thế (thuế, giá thuê đất, giá nhân công… ), vừa có thị trường nội địa to lớn. Thành phố tuy vẫn là địa phương thu hút vốn ĐTTTNN khá cao, nhưng số tuyệt đối về vốn đã giảm liên tục trong thời gian qua, đặc biệt là các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh không còn nhiều nữa.

Mặc dù kinh tế TP trong những năm qua tăng trưởng cao và liên tục nhưng vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, là gia tăng đầu tư và sản xuất gia công lắp ráp, phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và nguyên nhiên liệu nhập khẩu, do đó dễ bị tác động tiêu cực từ các biến động trên thị trường thế giới. Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn TP không khác biệt mấy so với các địa phương khác, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt - may, giày - da, cao su - nhựa… Các ngành công nghiệp được xác định là mũi nhọn phát triển còn chậm, một số ngành công nghiệp khác còn chưa định hình hay còn rất manh mún và nhỏ bé như cơ khí, sản xuất vật liệu mới… Tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm so với tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu phát triển. Tình trạng tiền tiết kiệm của dân cư hoặc của DN thay vì được huy động vào đầu tư lại được đầu cơ vào đất đai hay được cất giữ dưới dạng vàng, đô la, tiền mặt vẫn còn khá lớn. Tỷ trọng vốn ĐTNN vào TP giai đoạn 2001- 2005 có xu hướng giảm. Nguồn lực phát triển chưa được sử dụng có hiệu quả. Tài chính công và tài chính DN Nhà nước còn lãng phí, quản lý còn chưa chặt chẽ. Một số công trình xây dựng chất lượng còn thấp, tình trạng lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản chưa được khắc phục có hiệu quả.

Một nguyên nhân khác cản trở quá trình phát triển TP là giá nhà, đất quá cao. Giá nhà, đất TP hiện tại cao tương đương hoặc cao hơn với nhiều thành phố lớn khác trong cùng khu vực, trong khi thu nhập bình quân đầu người của chúng ta thấp hơn họ nhiều lần. Giá đất quá cao làm cho chi phí đầu tư, sản xuất tăng cao, làm hạn chế quá trình phát triển công nghiệp

và các dịch vụ sử dụng nhiều mặt bằng, làm lãng phí các nguồn tài chính khan hiếm vì một lượng vốn lớn được đầu tư vào đất.

Sự phối hợp với các tỉnh xung quanh còn chậm, chưa phát huy đầy đủ vai trò của TP như là hạt nhân của vùng, vừa hợp tác, vừa hỗ trợ các tỉnh phát triển, kết nối hạ tầng đồng bộ trong vùng còn nhiều bất cập.

2.2. Đầu tư FDI vào kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Kể từ 1995 tổng số dự án đầu tư vào TP ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, trong hai năm 1997 và 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á, số dự án và số vốn ĐTTTNN vào TP có sự sụt giảm so với năm 1996. Từ năm 1999 đến năm 2000 ta thấy tổng số dự án hàng năm tăng nhưng tổng vốn đầu tư và vốn pháp định lại giảm (từ 471 triệu USD còn 224 triệu USD). Điều này cho thấy rằng lượng vốn trong mỗi dự án có xu hướng giảm dần. Nhưng từ năm 2001, dòng vốn FDI vào TP có sự tăng lên trở lại về mặt số lượng nhưng quy mô có sự giảm sút rất lớn (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số dự án ĐTNN được cấp giấy phép và tổng vốn đầu tư ở Việt Nam và TPHCM Số dự án Tổng vốn đầu tư(Triệu.USD) Việt Nam TP.HCM Tỷ lệ (%) Việt Nam TP.HCM Tỷ lệ (%) 1988 37 16 43 321,8 70 22 1989 69 25 36 525,2 375 71 1990 108 46 43 735,0 531 72 1991 151 73 48 1275,0 621 49 1992 197 87 44 2027,0 714 35 1993 274 102 37 2589,0 1585 61 1994 367 121 33 3746,0 1575 42 1995 408 155 38 6848,0 2498 36

1996 387 114 29 8979,0 2376 261997 358 89 25 4894,0 1179 24 1997 358 89 25 4894,0 1179 24 1998 285 90 32 4138,0 707 17 1999 311 109 35 1568,0 471 30 2000 389 122 31 2018,0 224 11 2001 523 182 33,09 2536,0 619 24,4 2002 754 223 27,81 1557,7 314 20,15 2003 550 203 36,90 2592,0 315 12,15 2004 679 247 36,37 2084,5 459 22 Tổng số 5.846 1.925 32,92 51.830,0 16.433 33,93

Nguồn: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM 1999-2004 Xét theo tổng vốn đầu tư trung bình mỗi dự án theo một số năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 lần lượt là 16,1 triệu USD; 20,8 triệu USD; 13,2 triệu USD; 7,8 triệu USD; 4,32 triệu USD; 1,18 triệu USD. Trung bình mỗi dự án cho cả giai đoạn này là 10,56 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư trung bình vào TP chiếm khoảng 24%.

Từ 2001 đến 2004 số dự án tiếp tục tăng lên (trừ năm 2003 giảm xuống) từ 182 lên 247 dự án. Nhưng xét theo tổng vốn đầu tư thì lại tăng giảm không ổn định, ví dụ năm 2001 tổng vốn đầu tư là 619 triệu USD, trong khi đó năm 2003 chỉ có 315 triệu USD, giảm khoảng một nửa. Xét bình quân mỗi loại dự án cho một số năm 2001, 2002, 2003, 2004 là; 3,4 triệu USD; 1,4 triệu USD; 1,55 triệu USD; 1,86 triệu USD. Và trung bình mỗi dự án cho cả giai đoạn này là 2,05 triệu USD, như vậy là thấp hơn 5 lần so với giai đoạn 1995-2000. Tổng vốn đầu tư trung bình vào TP chiếm khoảng 19,68%. Như vậy là thấp hơn giai đoạn đầu rất nhiều.

- Giai đoạn 1995-1996, đây là giai đoạn đầu tư FDI sôi động, các nhà đầu tư đã thấy được lợi thế của TP so với cả nước, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng tốt. Với 4874 triệu USD đã thực sự tác động đến kinh tế - xã hội của TP.

- Giai đoạn 1997-2000, là giai đoạn dòng vốn FDI giảm mạnh và đột ngột. Sự sụt giảm này không chỉ riêng TP mà còn đối với cả nước. Nguyên nhân thì đây chính là giai đoạn khủng hoảng tiền tệ châu Á, mà các nhà đầu tư chính lại chủ yếu từ châu Á nên họ gặp khó khăn về vốn. Mặt khác, các lợi thế so sánh của TP về môi trường đầu tư với các nước trong khu vực ngày càng mờ nhạt khiến cho dòng vốn FDI chuyển sang các khu vực khác. - Giai đoạn 2001-2002, đây là giai đoạn phục hồi chậm, dư âm khủng hoảng tiền tệ vẫn còn, nhưng chính quyền TP đã có nhiều động thái tích cực trong việc thu hút ĐTNN (cải cách thủ tục hành chính, Luật ĐTNN được sửa đổi, cải cách tài chính, tiếp tục thực hiện cam kết hội nhập quốc tế và khu vực… ).

- Giai đoạn 2003-2004, TP tiếp tục luôn dẫn đầu cả nước về FDI với 247 dự án, có tổng vốn đầu tư 459 triệu USD (tăng 1,46 lần so với năm 2003), điều này chứng tỏ rằng TP ngày càng có những giải pháp hấp dẫn hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong việc đẩy mạnh tốc độ thu hút ĐTNN.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)