THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.7. FDI ở khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao 1.Khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN)
2.4.7.1.Khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN)
Tính đến thời điểm hiện nay, TP có 2 KCX Tân Thuận, Linh
Trung và khoảng 20 KCN. Nguồn vốn FDI tại 2 KCX này được thể hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh là chủ yếu. Trong đó nguồn vốn FDI đầu tư vào KCX, KCN ngày càng tăng, đóng góp vào quá trình phát triển công nghiệp của TP (năm 1996 FDI ở KCN-KCX chỉ chiếm 10,46% FDI Thành phố, năm 2004 đã tăng lên 36,4%) (bảng 2.18).
Bảng 2.18. Tổng vốn đầu tư đăng ký FDI được cấp phép trong KCN-KCX TPHCM 1996-2004
Năm Tổng vốn đầu tư đăng ký FDI KCN-KCX (USD) Tổng vốn đầu tư đăng ký FDI TP (triệu USD) Tỉ lệ FDI KCN- KCX/ FDI TP (%) 1996 1999 2001 2004 248.598.296 119.491.893 136.122.636 121.191.822 2.367 471 619 459 10,46 25,36 35,79 36,40 Nguồn: HEPZA 2004
Dòng vốn FDI trong các KCX chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động với giá lao động thấp như dệt may, lắp ráp máy móc, điện tử… ( phụ lục 12). Khu chế xuất hoạt động đã thu hút một lượng lớn lao động của TP và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận.
Bảng 2.19. Hai KCX Tân Thuận và Linh Trung (Đến 31/12/2002)
Chia ra TỔNG
SỐ Tân Thuận Linh
Trung
1.Số giấy phép đầu tư đã cấp 187 134 53
Số giấy phép điều chỉnh 310 259 51
2.Diện tích đất cho phép ban đầu
(ha) 148,64 104,05 44,59
Diện tích đất điều chỉnh thêm (ha) 14,70 13,09 1,61 3.Vốn đầu tư còn hiệu lực (triệu
USD) 914,54 691,29 223,25
4.Vốn đầu tư ban đầu (triệu USD) 629,77 497,83 131,94 5.Vốn điều chỉnh tăng thêm (triệu
USD)
388,76 290,83 97,93
6.Vốn đầu tư đã rút(triệu USD) 103,99 97,37 6,62
động)
Trong đó: có hợp đồng 62.664 30.012 32.652
8.Só dự án đã sx kinh doanh 135 102 33
9. Khối lượng xuất khẩu (tấn) 677.320 542.610 134.710 Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 3.815.980 2.754.640 1.061.340 10.Khối lượng nhập khẩu (tấn) 2.566.490 2.389.490 177.000 Kim ngạch nhập khẩu (1000 USD) 3.169.940 2.417.720 752.220
Nguồn: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM 2003 Bảng 2.20. Hai KCX chế xuất Tân Thuận và Linh Trung
(Tính đến năm 2004)
Chia ra TỔNG
SỐ Tân Thuận Linh
Trung
1.Số giấy phép đầu tư đã cấp 206 124 82
Số giấy phép điều chỉnh 422 332 90
2.Diện tích đất cho phép ban
đầu(ha) 166,41 115,99 50,42
Diện tích đất điều chỉnh thêm (ha) 27,98 15,92 12,06 3.Vốn đầu tư còn hiệu lực (triệu
USD)
1.051,53 777,83 273,70
4.Vốn đầu tư ban đầu (triệu USD) 666,14 517,55 148,59 5.Vốn điều chỉnh tăng thêm (triệu
USD)
492,35 357,62 134,73
6.Vốn đầu tư đã rút(triệu USD) 106,99 97,37 9,62
7. Số lao động được tuyển (lao động)
95.274 41.556 53.718
Trong đó: có hợp đồng 92.112 39.685 52.427
8.Só dự án đã sx kinh doanh 169 103 66
9. Khối lượng xuất khẩu (tấn) 1.149.217 896.053 253.164 Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 6.327.780 4.374.800 1.952.980 10.Khối lượng nhập khẩu (tấn) 2.842.134 2.534.107 308.027 Kim ngạch nhập khẩu (1000 USD) 5.099.930 3.799.953 1.299.977
Số lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng dần hàng năm, nếu tính đến hết năm 2002 số lao động ở 2 KCX là 82529 người thì đến 31/12/2004 số lao động đã tăng lên là 95274 người (bảng 2.20).
Tính đến hết năm 2004, số giấy phép đầu tư đã cấp là 206 trong đó KCX Tân Thuận chiếm phần lớn (124 dự án), chiếm 60,2% số giấy phép đã cấp.
Năm 2004, tổng vốn FDI ban đầu (666,14 triêu USD) thấp hơn nhiều so với tổng vốn còn hiệu lực (1051,53 triệu USD), điều đó cho thấy chủ đầu tư đã điều chỉnh tăng thêm số vốn. Số vốn tăng thêm là 492,35 triệu USD, chiếm 74% vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp FDI. Hiện nay hầu hết các KCX ở TPHCM đều đang trong tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, không chỉ lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao mà cả lao động phổ thông. Các nhà quản lý cho rằng nguyên nhân là do mặt bằng tiền lương ở khu vực này không còn hấp dẫn, bởi vẫn giữ như cách đây 8 năm (lương khởi điểm trên dưới 600.000 đồng/người/tháng). Do thu nhập không đủ bù đắp những khoản chi phí (tiền nhà, tiền ăn, điện, nước… ), nhiều người phải bỏ việc di chuyển đến các KCN mới ở Bình Dương, Đồng Nai… hoặc về quê. Việc thiếu hụt nguồn lao động phổ thông nhập cư còn xuất phát từ thực tế, do có nhiều KCN, nhiều nhà máy mới mọc lên ở các tỉnh đã thu hút số lượng lao động vào làm việc.
Hình 2.9. Cơ cấu đầu tư FDI vào KCX, KCN TPHCM tính đến 2004
Nguồn: HEPZA
Như vậy, các DN có vốn FDI chủ yếu từ Đông Bắc Á (chiếm 74%) tại các KCN, KCX Thành phố, chủ yếu là Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… đây là các quốc gia về vị trí địa lý gần với Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao đầu tư vào Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng chủ yếu là các đối tác này, với khoảng cách địa lý gần thì chi phí vận chuyển và giao dịch sẽ thấp hơn, đồng thời sự gẫn gũi về văn hoá và tập quán kinh doanh nên cũng sẽ thuận lợi hơn.
Tính đến năm 2004 đã có 20 KCN hình thành (Tây Bắc Củ Chi, Tân Thới Hiệp, Cát Lái 2, Cát Lái 4, Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Bình Chiểu, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Hiệp Phước, Phong Phú… ) thu hút hơn 27 ngàn lao động, với tốc độ phát triển nhanh chóng của các KCN đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp về chất lẫn lượng trên địa bàn TP. Đây là các KCN mà hiệu quả khai thác đất công nghiệp khá cao, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, di dời các xí nghiệp trong